Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Cao Bá Quát


1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

  • Cao Bá Quát (1809? - 1855) người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội).
  • Ông đỗ cử nhân năm 1831 tại trường thi Hà Nội, nhiều lần thi Hội nhưng không đỗ.
  • Ông là nhà thơ tài năng và bản lĩnh, thơ văn ông phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến nhà Nguyễn bảo thủ, lạc hậu.
  • Ông là người tài năng, nổi tiếng hay chữ, viết đẹp, nổi tiếng trong giới tri thức Bắc Hà và được tôn như bậc thánh “Thần Siêu thánh Quát”. Là người ôm áp những hoài bão lớn, có ích cho đời…
  • Ông mất trong cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ phong kiến nhà Nguyễn

b. Tác phẩm

  • Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ này có nhiều khả năng được làm trong những lần Cao Bá Quát vào Huế thi hội. Hành trình từ Thăng Long vào Huế phải trải qua nhiều tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị là những vùng có nhiểu dải cát trắng mênh mông.
  • Thể loại: Viết theo thể hành - một thể thơ cổ có tính chất tự do, phóng khoáng, không bị gò bó về số câu, độ dài của các niêm luật, bằng trắc, vần điệu.
  • Bố cục: 3 phần
    • Phần 1: (4 câu thơ đầu) Hình ảnh người đi đường trên bãi cát - cuộc đời
    • Phần 2: (6 câu tiếp) thực tế cuộc đời đầy cay đắng, vô vị
    • Phần 3: (các câu thơ còn lại) Sự bế tắc và nỗi tuyệt vọng của người đi đường

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Hình ảnh người đi đường trên bãi cát - cuộc đời

Bãi cát lại bãi cát dài,

Đi một bước như lùi một bước.

Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,

Lữ khách trên đường nước mắt rơi

- Không gian: "Bãi cái dài lại bãi cát dài"

  • Bãi cát dài, mênh mông, vô tận, mịt mờ, khó xác định
  • Từ "lại" nhấn mạnh sự nối dài tít tắp của bãi cát, không biết đâu là giới hạn đồng thời cũng thể hiện thái độ ngán ngẫm, chán chường của nhân vật trữ tình

- Thời gian: "mặt trời đã lặn" → chiều tà

- Tư thế con người: "đi một bước như lùi một bước" → gợi sự vất vả, gian truân, nhọc nhằn. Người đi trên cát là biểu tượng của người đi tìm chân lí giữa cuộc đời mờ mịt. Tuy là chưa thể tìm ra một con đường nào khác nhưng con người đi trên cát ấy đã nhận thức rõ ràng mỗi bước đi trên cát ấy là mỗi bước "lùi", con đường công danh đầy gian khó, thử thách và chông gai kia là một mê lộ mà người đi trên cát đang trăn trở để thoát khỏi nó.

- Nỗi niềm: "nước mắt rơi" → tâm trạng mệt mỏi, buồn bã, kiệt sức nhưng vẫn cố gắng đi tiếp.

b. Thực tế cuộc đời đầy cay đắng, vô vị

Không học được tiên ông phép ngủ,

Trèo non, lội suối, giận khôn vơi

Xưa nay, phường danh lợi,

Tất tả trên đường đời.

Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

Người say vô số, tỉnh bao người?

  • Nỗi niềm ưu thời của nhân vật trữ tình được diễn tả qua điển cố về Hạ Hầu Ấn để ca thán, ai oán cho tình cảnh của mình "giận khôn vơi" → thể hiện tấm lòng đa mang cùng đại cuộc, không thể làm ngơ trước hoàn cảnh ngổn ngang của xã hội.
  • Quy luât: xưa nay - phường danh lợi - tất tả ngược xuôi
  • Dùng hình ảnh bóng gió:
    • "quán rượu ngon" → danh lợi
    • "người say" → người đi tìm danh lợi
  • Người đi tìm chân lí - "người tỉnh" ít: người có trách nhiệm với cuộc đời, với thời cuộc, với xã hội lại cô độc, trơ trọi trên hành trình cao cả.
  • Kẻ đi tìm phường danh lợi - "người say" lại vô số, chạy ngược chạy xuôi cầu danh lợi cho bản thân

→ Danh lợi cũng là một thứ rượu dễ làm người ta say, trót say lại phải chạy ngược chạy xuôi nhọc nhằn, bám víu với bao người đời tầm thường khác.

⇒ Tác giả đã khái quát, nêu lên nhận định về những kẻ tham danh lợi, đồng thời thể hiện thái độ, quyết tâm thoát khỏi con đường danh lợi vô nghĩa tầm thường, nhưng cũng tại đây, ông nhận ra sự đơn độc trên hành trình mới

c. Sự bế tắc và nỗi tuyệt vọng của người đi đường

Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!

Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,

Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?

Hãy nghe ta hát khúc "đường cùng",

Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,

Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.

Anh đứng làm chi trên bãi cát?

  • Tâm trạng boăn khoăn đến thảng thốt "biết tính sao" để rồi lâm vào con đường đường cùng
    • Phía bắc - núi muôn trùng
    • Phía nam - sóng dào dạt
    • Đường ghê sợ nhiều - đường bằng ít

→ Sự bế tắc không lối thoát

  • Câu hỏi "Anh đứng làm chi trên bãi cát"
    • Khát khao một sự đổi mới, thay đổi cuộc sống đương thời
    • Không thể tiếp tục đi trên con đường cũ, phải có một con đường mới

Ví dụ:

Đề: Ý nghĩa của nhịp điệu bài thơ đối với việc diễn tả cảm xúc và suy tư của nhân vật trữ tình

Gợi ý làm bài

Các em có thể tham khảo các gợi ý dưới đây:

  • Bài thơ thuộc hình thức cổ thể không gò bó vào luật như thơ Đường luật có phần tự do về kết cấu, vần điệu.
  • Nhịp điệu của bài thơ được tạo nên chủ yếu nhờ sự thay đổi ngắn dài của các câu thơ cũng như sự khác nhau trong cách ngắt nhịp của mỗi câu. Chính nhờ thế đã đem lại khả năng diễn đạt phong phú cảm xúc và suy tư của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
  • Có từng cặp đối xứng với số lượng chữ không đều nhau:
    • 5 chữ (Trường sa phục trường sa - Nhất bộ nhất hồi khước, Cổ lai danh lợi nhân - Bôn tẩu lộ đồ trung...)
    • 7 chữ (Phong tiền tửu điếm hữu mỹ tửu - Tỉnh giả thường thiểu túy giả đồng, Bắc sơn chi bắc sơn vạn điệp - Nam sơn chi nam sơn vạn cấp...)
    • 8 chữ (Quân bất học tiên gia mỹ thụy ông - Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng)
  • Cách ngắt nhịp kha linh hoạt, khi thì nhịp 2/3 (Trường sa/ phục trường sa) khi thì nhịp 3/5 (Quân bất học/ tiên gia mỹ thụy ông) và có câu không ngắt nhịp mà liền mạch. Mỗi cách ngắt nhịp đều biểu đạt những tâm trạng, cảm xúc khác nhau của nhân vật trữ tình.
  • Độ dài câu thơ và cách ngắt nhịp tạo nên nhịp điệu của bài thơ. nhịp điệu bài thơ diễn đạt sự gập ghềnh, trúc trắc của những bước đi trên bãi cát dài....

1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

  • Cao Bá Quát (1809? - 1855) người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội).
  • Ông đỗ cử nhân năm 1831 tại trường thi Hà Nội, nhiều lần thi Hội nhưng không đỗ.
  • Ông là nhà thơ tài năng và bản lĩnh, thơ văn ông phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến nhà Nguyễn bảo thủ, lạc hậu.
  • Ông là người tài năng, nổi tiếng hay chữ, viết đẹp, nổi tiếng trong giới tri thức Bắc Hà và được tôn như bậc thánh “Thần Siêu thánh Quát”. Là người ôm áp những hoài bão lớn, có ích cho đời…
  • Ông mất trong cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ phong kiến nhà Nguyễn

b. Tác phẩm

  • Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ này có nhiều khả năng được làm trong những lần Cao Bá Quát vào Huế thi hội. Hành trình từ Thăng Long vào Huế phải trải qua nhiều tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị là những vùng có nhiểu dải cát trắng mênh mông.
  • Thể loại: Viết theo thể hành - một thể thơ cổ có tính chất tự do, phóng khoáng, không bị gò bó về số câu, độ dài của các niêm luật, bằng trắc, vần điệu.
  • Bố cục: 3 phần
    • Phần 1: (4 câu thơ đầu) Hình ảnh người đi đường trên bãi cát - cuộc đời
    • Phần 2: (6 câu tiếp) thực tế cuộc đời đầy cay đắng, vô vị
    • Phần 3: (các câu thơ còn lại) Sự bế tắc và nỗi tuyệt vọng của người đi đường

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Hình ảnh người đi đường trên bãi cát - cuộc đời

Bãi cát lại bãi cát dài,

Đi một bước như lùi một bước.

Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,

Lữ khách trên đường nước mắt rơi

- Không gian: "Bãi cái dài lại bãi cát dài"

  • Bãi cát dài, mênh mông, vô tận, mịt mờ, khó xác định
  • Từ "lại" nhấn mạnh sự nối dài tít tắp của bãi cát, không biết đâu là giới hạn đồng thời cũng thể hiện thái độ ngán ngẫm, chán chường của nhân vật trữ tình

- Thời gian: "mặt trời đã lặn" → chiều tà

- Tư thế con người: "đi một bước như lùi một bước" → gợi sự vất vả, gian truân, nhọc nhằn. Người đi trên cát là biểu tượng của người đi tìm chân lí giữa cuộc đời mờ mịt. Tuy là chưa thể tìm ra một con đường nào khác nhưng con người đi trên cát ấy đã nhận thức rõ ràng mỗi bước đi trên cát ấy là mỗi bước "lùi", con đường công danh đầy gian khó, thử thách và chông gai kia là một mê lộ mà người đi trên cát đang trăn trở để thoát khỏi nó.

- Nỗi niềm: "nước mắt rơi" → tâm trạng mệt mỏi, buồn bã, kiệt sức nhưng vẫn cố gắng đi tiếp.

b. Thực tế cuộc đời đầy cay đắng, vô vị

Không học được tiên ông phép ngủ,

Trèo non, lội suối, giận khôn vơi

Xưa nay, phường danh lợi,

Tất tả trên đường đời.

Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

Người say vô số, tỉnh bao người?

  • Nỗi niềm ưu thời của nhân vật trữ tình được diễn tả qua điển cố về Hạ Hầu Ấn để ca thán, ai oán cho tình cảnh của mình "giận khôn vơi" → thể hiện tấm lòng đa mang cùng đại cuộc, không thể làm ngơ trước hoàn cảnh ngổn ngang của xã hội.
  • Quy luât: xưa nay - phường danh lợi - tất tả ngược xuôi
  • Dùng hình ảnh bóng gió:
    • "quán rượu ngon" → danh lợi
    • "người say" → người đi tìm danh lợi
  • Người đi tìm chân lí - "người tỉnh" ít: người có trách nhiệm với cuộc đời, với thời cuộc, với xã hội lại cô độc, trơ trọi trên hành trình cao cả.
  • Kẻ đi tìm phường danh lợi - "người say" lại vô số, chạy ngược chạy xuôi cầu danh lợi cho bản thân

→ Danh lợi cũng là một thứ rượu dễ làm người ta say, trót say lại phải chạy ngược chạy xuôi nhọc nhằn, bám víu với bao người đời tầm thường khác.

⇒ Tác giả đã khái quát, nêu lên nhận định về những kẻ tham danh lợi, đồng thời thể hiện thái độ, quyết tâm thoát khỏi con đường danh lợi vô nghĩa tầm thường, nhưng cũng tại đây, ông nhận ra sự đơn độc trên hành trình mới

c. Sự bế tắc và nỗi tuyệt vọng của người đi đường

Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!

Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,

Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?

Hãy nghe ta hát khúc "đường cùng",

Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,

Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.

Anh đứng làm chi trên bãi cát?

  • Tâm trạng boăn khoăn đến thảng thốt "biết tính sao" để rồi lâm vào con đường đường cùng
    • Phía bắc - núi muôn trùng
    • Phía nam - sóng dào dạt
    • Đường ghê sợ nhiều - đường bằng ít

→ Sự bế tắc không lối thoát

  • Câu hỏi "Anh đứng làm chi trên bãi cát"
    • Khát khao một sự đổi mới, thay đổi cuộc sống đương thời
    • Không thể tiếp tục đi trên con đường cũ, phải có một con đường mới

Ví dụ:

Đề: Ý nghĩa của nhịp điệu bài thơ đối với việc diễn tả cảm xúc và suy tư của nhân vật trữ tình

Gợi ý làm bài

Các em có thể tham khảo các gợi ý dưới đây:

  • Bài thơ thuộc hình thức cổ thể không gò bó vào luật như thơ Đường luật có phần tự do về kết cấu, vần điệu.
  • Nhịp điệu của bài thơ được tạo nên chủ yếu nhờ sự thay đổi ngắn dài của các câu thơ cũng như sự khác nhau trong cách ngắt nhịp của mỗi câu. Chính nhờ thế đã đem lại khả năng diễn đạt phong phú cảm xúc và suy tư của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
  • Có từng cặp đối xứng với số lượng chữ không đều nhau:
    • 5 chữ (Trường sa phục trường sa - Nhất bộ nhất hồi khước, Cổ lai danh lợi nhân - Bôn tẩu lộ đồ trung...)
    • 7 chữ (Phong tiền tửu điếm hữu mỹ tửu - Tỉnh giả thường thiểu túy giả đồng, Bắc sơn chi bắc sơn vạn điệp - Nam sơn chi nam sơn vạn cấp...)
    • 8 chữ (Quân bất học tiên gia mỹ thụy ông - Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng)
  • Cách ngắt nhịp kha linh hoạt, khi thì nhịp 2/3 (Trường sa/ phục trường sa) khi thì nhịp 3/5 (Quân bất học/ tiên gia mỹ thụy ông) và có câu không ngắt nhịp mà liền mạch. Mỗi cách ngắt nhịp đều biểu đạt những tâm trạng, cảm xúc khác nhau của nhân vật trữ tình.
  • Độ dài câu thơ và cách ngắt nhịp tạo nên nhịp điệu của bài thơ. nhịp điệu bài thơ diễn đạt sự gập ghềnh, trúc trắc của những bước đi trên bãi cát dài....

Bài học bổ sung