Ý nghĩa của đèn kéo quân Tết Trung thu 2023
Ý nghĩa của đèn kéo quân Tết Trung thu
Ý nghĩa của đèn kéo quân Tết Trung thu được TimDapAngiải thích cụ thể trong bài viết kèm theo cách làm đèn kéo quân đơn giản cùng những loại lồng đèn Trung thu truyền thống.
- Kịch bản chương trình tết Trung thu
- Những địa điểm vui chơi Tết trung thu bạn không nên bỏ qua
- Cách tổ chức Tết Trung Thu cực vui cho thiếu nhi
- Những món ăn không thể thiếu trong Tết Trung thu
Đèn kéo quân mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hiếu thảo, tình yêu thương của những người con dành cho ông bà cha mẹ.Những chiếc lồng đèn đủ sắc màu được chế tạo từ các vật dụng gần gũi với đời sống hằng ngày như giấy, vải, lụa, giấy nilon nhiều màu, tre và nến nhưng lại chứa đựng rất nhiều ý nghĩa khác nhau.
Đèn kéo quân
1. Cách làm đèn kéo quân
Với loại đèn kéo quân này làm theo quy cách ngoài vuông trong tròn. Bốn mặt ngoài của đèn được dán giấy bóng kính như bốn màn ảnh.
Bên trong của đèn kéo quân
Chính giữa là một cái trục thẳng đứng làm bằng một thanh tre thẳng, vót tròn (chỉ nhỉnh hơn chiếc xe điếu), chốt bằng hai kim nhọn hai đầu. Trục dài ngắn tùy thuộc kích thước đèn cao thấp, có thể từ năm, sáu mươi phân, đến nhiều mét.
Xung quanh trục đèn, những vòng trụ giấy dán nội dung của chiếc đèn như hình người, thú, cảnh vật,... được sắp xếp, gá buộc thành nhiều tầng gọi là các tầng đèn. Ðể cho có nhiều hình phong phú, người ta lồng và cắt dán đến bốn, năm tầng.
Do trục trơn và các hình nhẹ nên khi đốt đèn, lửa sẽ làm nóng không khí bên trong khiến không khí giãn nở và tăng thể tích, khiến khối lựợng riêng của khí giảm. Khí nóng nhẹ bay lên va vào vòng trụ sẽ làm cho đèn quay. Luồng không khí bên ngoài nhẹ hơn luồng vào tiếp tục được đốt nóng, bay lên tạo thành dòng đối lưu trong không khí làm đèn tiếp tục quay.
2. Màu sắc đèn kéo quân
Những đèn màu trắng sẽ như một tấm màn chiếu những hình ảnh bên trong. Ví dụ: Trên trục quay gắn một con ngựa màu đỏ, thì trên mặt giấy trắng sẽ hiện hình một con ngựa đỏ; Một bà quan mặc xiêm áo xanh, đỏ, tím, vàng cũng hiện lên xanh,đỏ,tím,vàng, từ mắt mũi, tóc tai, cúc áo, đồ vật kèm theo cũng thấy rõ.
Nếu đèn kéo quân có dán giấy màu, các hình sẽ nhạt màu hơn hoặc đen thẫm. Một cây đèn kéo quân là một màn diễn rối bóng tự động, không cần người điều khiển.
3. Sự tích đèn kéo quân
Có nhiều phiên bản về sự tích cây đèn kéo quân, văn bản sau chỉ là ví dụ: "Ngày xưa, gần đến dịp Tết Trung thu, theo lệnh Vua, dân chúng nô nức thi nhau chế ra những chiếc đèn kỳ lạ nhưng không có chiếc đèn nào làm cho vua vừa ý. Bấy giờ, có một nông dân nghèo khó tên là Lục Đức mồ côi cha, ăn ở với mẹ rất hiếu thảo. Một hôm nằm mơ, Lục Đức thấy một vị thần râu tóc bạc phơ hiện ra phán rằng: "Ta là Thái Thượng Lão Quân, thấy nhà ngươi nghèo khó nhưng ăn ở hiếu thảo với mẹ, vậy ta bày cho ngươi cách làm chiếc đèn dâng Vua".
4. Ý nghĩa đèn kéo quân
Cây đèn kéo quân có mục đích ban đầu là để trẻ em nhớ về lịch sử cũng như giáo dục lòng yêu nước. nên hình ảnh trên cây đèn thường nói về việc nghĩa, về những đoàn quân lính xung trận (nguồn gốc của tên gọi "kéo quân"). Về sau người ta mở rộng nhiều đề tài khác như thêm ông quan trạng vinh quy bái tổ, cảnh tứ linh nhảy múa, bác nông dân làm ruộng, mục đồng chăn trâu,... và đến nay là các yếu tố hiện đại hoặc giải trí như Tôn Ngộ Không, mèo máy Đôrêmon, thủy thủ Mặt Trăng,...
Những đồ chơi Trung thu truyền thống
1. Đèn kéo quân
Đèn kéo quân, hay còn gọi là đèn cù là đồ chơi Trung thu truyền thống đầu tiên phải kể đến đây. Chúng có đặc điểm là khi thắp nến thì những hình ảnh được thiết kế bên trong sẽ hiện ra trên mặt đèn giống như rối bóng và xoay vòng theo cùng một chiều liên tục không dừng lại. Cách làm đèn kéo quân cũng rất đơn giản nên nhiều người vẫn làm đèn kéo quân mỗi dịp Trung thu đến.
2. Đèn ông sao
Nhắc tới đồ chơi Trung thu truyền thống thì không thể không kể tới những chiếc đèn ông sao. Đối với đèn ông sao, dù là ngày xưa hay bây giờ, chiếc đèn 5 cánh vẫn là món đồ chơi được các em bé rất yêu thích.
3. Trống Trung thu
Những chiếc trống nhỏ xinh là món đồ chơi Trung thu truyền thống gắn liền với không ít trẻ em. Trong đêm hội Trung thì thì không thể thiếu đi những âm thanh vang dội của những "tay trống" nhí.
4. Đầu sư tử
Có đầu sư tử, trẻ em thì thường rủ nhau múa Lân sớm hơn ngày Trung thu, ngay từ mùng 7 mùng 8 để mua vui. Có nhiều người yêu mến vẫn gọi các em thưởng cho tiền.
5. Tiến sĩ giấy
Theo truyện xưa để lại, tháng Tám là mùa nông nhàn, trung thu về cũng là lúc học sinh bắt đầu tựu trường. Với mong muốn cho con cháu mình thành đạt, người ta hay mua ông Tiến sĩ giấy về để bày cùng mâm ngũ quả trong đêm trung thu. Về khuya, trẻ nhỏ sẽ phá cỗ mâm quả, còn ông tiến sĩ giấy sẽ được để trước bàn học.