Văn khấn cúng giỗ Tổ ngành Xây dựng
Văn khấn cúng giỗ Tổ ngành xây dựng (thợ nề, thợ xây) vào ngày 20 tháng Chạp hằng năm, cách chuẩn bị mâm cúng tổ ngành xây dựng, bài văn cúng giỗ tổ,...
Lễ giỗ Tổ nghề được tất cả anh em nghiệp đoàn tổ chức nghiêm túc và trang trọng, đặc biệt là ngày 20 tháng Chạp Âm lịch. Ngày xưa, cúng Tổ nghề phải có lễ Tam sanh, người đứng ra tổ chức và chủ trì buổi lễ là bậc kỳ tài, có uy tín hoặc cao tuổi nhất trong làng nghề, mọi người sẽ cũng nhau đóng góp tiền bạc để buổi lễ diễn ra trọn vẹn và trang trọng nhất. Và ngày đó các thợ mới vào nghề, cũng xem đây là lễ nhập môn để ra mắt Tổ. Lễ vật thợ mới dâng tặng là một chú gà trống choai, một chai rượu nếp trắng, một thẻ nhang thơm. Trong lòng nguyện ý, đặt lên bàn thờ Tổ khấn vái rồi ba xá, ba lạy.
1. Nguồn gốc của lễ giỗ tổ thợ hồ, nghề xây dựng
Lễ giỗ tổ nghề xây dựng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Giỗ tổ ngành xây dựng nước ta bao gồm nghề thợ mộc, thợ xây và thợ cơ khí. Trong năm có 2 ngày giỗ đó là 13 tháng 6 và 13 tháng 12 Âm lịch. Có thể nói rằng đây là lễ giỗ tổ được các nhà thầu và thợ xây dựng chuẩn bị cúng kiến chu đáo, tỉ mỉ bậc nhất so với các lễ giổ tổ khác.
>>> Truyền thuyết về ông tổ nghề xây dựng ở Việt Nam
2. Ý nghĩa cúng giỗ tổ nghề
Tổ nghề hay còn gọi là Đức Thánh Tổ hoặc Tổ Sư là người có nhiều công lao trong việc sáng lập, truyền bá, phát triển một ngành nghề nào đó. Phần lớn ngày giỗ tổ các ngành nghề không phải mới ra đời từ thời có người sáng lập mà có thể là đã có từ trước vì vậy, có thể nói phong tục làm lễ cúng giỗ tổ nghề không chỉ dành cho người tạo nên nghề mà còn là người phát triển, có công lớn, gìn giữ nghề nghiệp cho đời sau.
Vì vậy, các thế hệ sau nhằm tôn vinh và tưởng nhớ ghi công ơn những người có công đối với việc xây dựng, phát triển gìn giữ nghề cho thế hệ sau mà tổ chức ngày giỗ tổ nghề truyền thống của địa phương.
Đồng thời, cách cúng tổ nghề bên cạnh việc tỏ lòng biết ơn thì còn cầu mong cho công việc làm nghề được suôn sẻ, buôn bán may mắn, tránh rủi ro. Do đó các ngày giỗ tổ của các ngành nghề tại các phường nghề còn được gọi là ngày giỗ phường.
Đối với nghề xây dựng ở Việt Nam, người sáng lập của nghề được dân gian suy tôn như ông Tổ của ngành xây dựng là Cao Lỗ.
Chính vì vậy, theo thông lệ truyền thống, vào ngày 20 tháng Chạp hàng năm, ngành xây dựng nói chung và các Công Ty nói riêng đều tổ chức lễ cúng tổ ngành xây dựng.
Giỗ Tổ nghề còn thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn” và “tôn sư trọng đạo” để nhớ ơn các bậc tiền nhân có công truyền dạy nghề và đây cũng là dịp để khuyến khích, hỗ trợ nhau trong công việc.
3. Mâm cúng Tổ ngành Xây dựng
Giỗ tổ nghề xây dựng là một dịp quan trọng trong năm đối với những người làm nghề xây dựng. Để thể hiện đúng đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, mâm cúng tổ nghề xây dựng cần phải được chuẩn bị chu toàn với các món lễ vật cần có dưới đây.
– Trái cây
– Hoa Lay ơn
– Nhang rồng phụng 5 tất
– Đèn cầy
– Gạo hủ
– Muối hủ
– Trà pha sẵn
– Rượu nếp
– Nước chai
– Trầu cau
– Giấy cúng Giỗ tổ ngành xây dựng
– Xôi
– Gà luộc
– Heo quay con
– Bánh bao
– Bánh chưng/bánh tét
– Chả lụa
Sau khi chuẩn bị xong cần để trên mâm cúng trang trọng và chuẩn bị đầy đủ những nghi thức cần thiết mới tiến hành khấn vái và giỗ tổ ngành xây dựng.
4. Bài văn cúng giổ tổ ngành xây
5. Các bài viết liên quan đến Tết Nguyên Đán
- Bao sái là gì? Bao sái bàn thờ cuối năm cần lưu ý gì?
- Bài Cúng ông Công ông Táo
- Bài Cúng Giao Thừa Ngoài Trời
- Bài Cúng Giao Thừa Trong Nhà
- Bài cúng Tất Niên cuối năm
- Cách bày mâm ngũ quả đúng phong tục truyền thống
- Cách bày mâm ngũ quả miền Bắc
- Cách bày mâm ngũ quả miền Nam
- Lời chúc Tết hay và ý nghĩa
- Bài cúng Tất Niên
- Văn khấn gia tiên mùng 1 và rằm