Luật tổ chức chính phủ số 76/2015/QH13

Bùi Thế Hiển
Admin 13 Tháng tư, 2021

Luật tổ chức Chính phủ số 76/2015/QH13

Luật tổ chức chính phủ 2016 số 76/2015/QH13 được Quốc hội ban hành ngày 19 tháng 06 năm 2015. Theo đó, Luật tổ chức chính phủ xây dựng với mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; quyết định chính sách cụ thể về tài chính, tiền tệ quốc gia, tiền lương, giá cả; quyết định, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

QUỐC HỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Luật số: 76/2015/QH13 Hà Nội, ngày 19 tháng 06 năm 2015

LUẬT
TỔ CHỨC CHÍNH PHỦ

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật tổ chức Chính phủ.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Vị trí, chức năng của Chính phủ

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Điều 2. Cơ cấu tổ chức và thành viên của Chính phủ

1. Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định.

Điều 3. Nhiệm kỳ của Chính phủ

Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ.

Điều 4. Thủ tướng Chính phủ

1. Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.

Điều 5. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ

1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm bình đẳng giới.

Chương II

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CHÍNH PHỦ

Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật

1. Ban hành kịp thời và đầy đủ các văn bản pháp luật để thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước và để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng.

Điều 7. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong hoạch định chính sách và trình dự án luật, pháp lệnh

1. Đề xuất, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và các chương trình, dự án khác trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Điều 8. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý và phát triển kinh tế

1. Thống nhất quản lý nhà nước nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế; củng cố và phát triển kinh tế nhà nước; thúc đẩy liên kết kinh tế vùng;

Điều 9. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

1. Thống nhất quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; tổ chức quy hoạch, kế hoạch và xây dựng chính sách bảo vệ, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Điều 10. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý khoa học và công nghệ

1. Thống nhất quản lý nhà nước và phát triển hoạt động khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ.

Điều 11. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong giáo dục và đào tạo

1. Thống nhất quản lý nhà nước hệ thống giáo dục quốc dân.

Điều 12. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý văn hóa, thể thao và du lịch

1. Thống nhất quản lý nhà nước và phát triển văn hóa, thể thao và du lịch.

Điều 13. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý thông tin và truyền thông

1. Thống nhất quản lý nhà nước và phát triển hoạt động thông tin và truyền thông.

Điều 14. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý y tế, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân và dân số

1. Thống nhất quản lý nhà nước về y tế, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân và dân số.

Điều 15. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong thực hiện các chính sách xã hội

1. Thống nhất quản lý nhà nước về thực hiện các chính sách xã hội.

Điều 16. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ đối với công tác dân tộc

1. Xây dựng và trình Quốc hội quyết định chính sách dân tộc của Nhà nước.

Điều 17. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ đối với công tác tín ngưỡng, tôn giáo

1. Xây dựng và trình Quốc hội quyết định chính sách tôn giáo của Nhà nước.

Điều 18. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý về quốc phòng

1. Thống nhất quản lý nhà nước về quốc phòng.

Điều 19. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý về cơ yếu

1. Thống nhất quản lý nhà nước về cơ yếu.

Điều 20. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội

1. Thống nhất quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Điều 21. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân

1. Xây dựng và trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước quyết định các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân.

Điều 22. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong đối ngoại và hội nhập quốc tế

1. Thống nhất quản lý nhà nước về đối ngoại và hội nhập quốc tế; xây dựng và trình Quốc hội quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại.

Điều 23. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức và công tác thi đua, khen thưởng

1. Thống nhất quản lý nhà nước về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, chế độ công vụ, công chức, viên chức.

Điều 24. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ đối với công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí

1. Thống nhất quản lý nhà nước về công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong bộ máy nhà nước.

Điều 25. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ đối với chính quyền địa phương

1. Thực hiện việc phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương theo quy định tại các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Điều 26. Quan hệ của Chính phủ với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội

1. Chính phủ phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.

Điều 27. Trách nhiệm của Chính phủ

1. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; về kết quả, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của bộ máy hành chính nhà nước; về các chủ trương, chính sách do mình đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chương III

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Điều 28. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ

1. Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật; phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí:

a) Lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội;

Điều 29. Trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ

1. Chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương; về các quyết định và kết quả thực hiện các quyết định của mình trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Điều 30. Thẩm quyền ban hành văn bản

1. Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản pháp luật theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái Hiến pháp và pháp luật.

Điều 31. Phó Thủ tướng Chính phủ

1. Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công.

Chương IV

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA BỘ TRƯỞNG, THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN NGANG BỘ

Điều 32. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công;

Điều 33. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là thành viên Chính phủ

1. Tham gia giải quyết các công việc chung của tập thể Chính phủ; cùng tập thể Chính phủ quyết định và liên đới chịu trách nhiệm các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

Điều 34. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ

1. Lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi mặt công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt, các nhiệm vụ của bộ, cơ quan ngang bộ được Chính phủ giao.

Điều 35. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong mối quan hệ với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ hướng dẫn và kiểm tra, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ công tác thuộc ngành, lĩnh vực được phân công.

Điều 36. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong mối quan hệ với chính quyền địa phương

1. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện các nhiệm vụ công tác thuộc ngành, lĩnh vực được phân công hoặc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Điều 37. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

1. Chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công; về kết quả, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ, cơ quan ngang bộ; về các quyết định và kết quả thực hiện các quyết định của mình trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao;

Điều 38. Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

1. Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện nhiệm vụ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ về nhiệm vụ được phân công.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!