Mức phụ cấp ưu đãi nhà giáo năm 2023

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 22 Tháng mười một, 2022

Mức phụ cấp ưu đãi nhà giáo được hưởng từ ngày 1.7.2023 có tăng so với hiện nay do được tăng lương cơ sở hay không. Cùng chúng tôi tìm hiểu mức phụ cấp ưu đãi nhà giáo năm 2023 như thế nào nhé.

1. Phụ cấp ưu đãi nghề là gì?

Theo điểm b, khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP, phụ cấp ưu đãi nghề là phụ cấp áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường, có chính sách ưu đãi của Nhà nước mà chưa được xác định trong mức lương.

2. Ai được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề?

Có thể kể đến một số đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề như sau:

- Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị - xã hội được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật);

Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm;

(Theo Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC)

- Công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc trực tiếp làm chuyên môn đã được chuyển xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP vào các ngạch công chức, viên chức chuyên ngành kiểm lâm, bảo vệ thực vật, thú y và kiểm soát đê điều (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 09, 10, 11) thuộc biên chế trả lương trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp của nhà nước.

(Theo Thông tư liên tịch 64/2006/TTLT-BNN-BNV-BTC)

- Công chức, viên chức, cán bộ y tế xã, phường, thị trấn (đang làm việc theo chế độ hợp đồng theo Quyết định 58/TTg ngày 03/02/1994) trực tiếp làm chuyên môn y tế;

Công chức, viên chức làm công tác quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các chuyên khoa HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý, pháp y trong các cơ sở sự nghiệp y tế công lập.

(Theo Nghị định 56/2011/NĐ-CP)

3. Mức phụ cấp ưu đãi nhà giáo

Khoản 1 Mục II Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC quy định về các mức phụ cấp ưu đãi nhà giáo như sau:

Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các các cơ sở giáo dục công lập sau:

+ Các trường đại học, cao đẳng, các học viện, trường bồi dưỡng của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương;

+ Các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ nhà giáo giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm và nhà giáo dạy môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh).

Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các các cơ sở giáo dục công lập sau:

+ Các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã;

+ Các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề;

+ Các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các các cơ sở giáo dục công lập sau:

+ Các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã;

+ Các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm (đại học, cao đẳng, trung học), trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo và nhà giáo dạy môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề.

Mức phụ cấp 45% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng.

Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

Việc xác định địa bàn miền núi thực hiện theo quy định của Uỷ ban Dân tộc; địa bàn hải đảo theo thực tế địa lý; địa bàn vùng sâu, vùng xa tuỳ theo đặc điểm của từng địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh hướng dẫn sau khi có ý kiến thống nhất của Liên Bộ.

4. Cách tính phụ cấp ưu đãi nghề

Theo điểm b, khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP, phụ cấp ưu đãi nghề được tính theo công thức sau:

Phụ cấp ưu đãi nghề = Hệ số phụ cấp x [Mức lương hiện hưởng + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo + Phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)]

Trong đó:

- Hệ số phụ cấp:

Hệ số phụ cấp ưu đãi nghề gồm 10 mức: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45%

- Mức lương hiện hưởng:

Mức lương hiện hưởng = Hệ số x Mức lương cơ sở

Mức lương cơ sở từ 01/01/2023 đến 30/6/2023 là 1.490.000 đồng (Theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP)

Mức lương cơ sở từ 01/7/2023 là 1.800.000 đồng (Theo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023)

Xem thêm:

  • Bảng lương mới của giáo viên Tiểu học năm 2023
  • Bảng lương cán bộ, công chức, viên chức năm 2023
  • Từ 01/7/2023: Mức hưởng chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động thay đổi thế nào?
  • Tăng lương cơ sở 1,8 triệu/tháng từ 01/7/2023, lương GV các cấp thực nhận ra sao?
22 Tháng mười một, 2022

Xem thêm