Tìm hiểu sự tích Thần Tài
Tìm hiểu sự tích Thần Tài
Tục thờ cúng vía Thần Tài, có lẽ nguồn gốc bắt đầu từ Trung Quốc rồi sau đó lan dần sang các nước khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Người xưa quan niệm thờ cúng ngày vía ông Thần tài trong nhà hay mua vàng ngày vía thần tài để mang lại may mắn cho gia chủ. Để hiểu rõ hơn về tục thờ cúng Thần Tài, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về sự tích Thần Tài nhé.
Tục thờ Thần Tài, có lẽ nguồn gốc bắt đầu từ Trung Quốc rồi sau đó lan dần sang các nước khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, người xưa quan niệm thờ cúng Thần tài trong nhà để cầu mong cho gia đình êm ấm, làm ăn phát tài phát lộc.
Tín ngưỡng thờ thần là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc Việt. Ngay từ buổi đầu hình thành nhà nước sơ khai, người ta đã biết thờ phụng các vị thần tự nhiên, siêu nhiên, như: thần Đất, thần Mây, thần Mưa, thần Gió, thần Sấm... Tín ngưỡng thờ thần này bắt nguồn từ tâm lý e sợ các hiện tượng tự nhiên mà họ chưa lý giải được trong thời điểm lúc bấy giờ.
Và đó cũng là tâm lý thể hiện sự tri ân đến các sự vật, hiện tượng tự nhiên xung quanh đã tạo cho họ có được môi trường sống, và làm cho cuộc sống của họ được giàu có, sung túc và bình an.
Thần Tài theo tín ngưỡng dân gian là một vị thần mang đến tài lộc, của cải, sung túc cho gia đình, mỗi khi làm việc gì, ta thường thấy gia chủ cầu khấn Thần Tài. Phổ biến nhất ở các của hàng kinh doanh thì thường xuất hiện bàn thờ Thần Tài hướng quay cửa. Như vậy nguồn gốc thờ Thần Tài bắt nguồn từ đâu, và có từ bao cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Nhân dịp ngày vía Thần Tài chúng tôi giới thiệu đến quý bạn đọc một số câu chuyện về Thần Tài để các bạn hiểu rõ hơn về tục lệ thờ cúng Thần Tài.
1. "Sự tích Âu Minh - Như Nguyện"
Có một tên lái buôn tên là Âu Minh khi qua hồ Thành Thảo, Thủy thần cho một cô nô tỳ tên là Như Nguyện. Âu Minh đưa Như Nguyện về nuôi trong nhà làm ăn ngày càng trở nên phát đạt. Sau đó, vào một ngày tết, vì lý do nào đó, Âu Minh đánh Như Nguyện. Như Nguyện quá sợ hãi chui vào đống rác và biến mất. Kể từ đó, Âu Minh làm ăn luôn thua lỗ, sa sút, chẳng mấy chốc trở nên phá sản, nghèo xác nghèo xơ. Hóa ra Như Nguyện chính là hóa thân của Thần Tài. Từ đó người ta thưởng lập bàn thờ để thờ vị thần này dưới góc nhà, hướng nhìn ra ngoài.
Đó là lý do vì sao trong 3 ngày Tết Nguyên Đán chúng ta không được quét rác đổ ra ngoài. Vì theo tích Âu Minh - Như Nguyện như trên mà người ta sợ hốt rác là sẽ hốt luôn cả Thần Tài trong đống rác đó thì việc làm ăn sẽ không suôn sẻ. Việc thờ Thần Tài ở nơi xó xỉnh cũng có nguồn gốc từ đây.
2. "Sự tích mùng 10 tháng giêng âm lịch"
Chuyện kể rằng Thần Tài chỉ có trên trời, dưới trần gian không có, Thần Tài là vị Thần cai quản tiền bạc, tài lộc.
Trong một lần đi chơi uống rượu, do say quá nên Thần Tài bị rơi xuống trần gian, không may đầu bị va vào đá nên nằm mê mệt không biết gì, sáng ra mọi người thấy một người ăn mặc giống như diễn tuồng cải lương thì lấy làm lạ và tưởng ngài bị điên.
Mọi người thấy vậy liền lột sạch hết quần áo mũ nón của Thần Tài và đem đi bán, Thần Tài tỉnh dậy không có quần áo trên người và do bị va đầu vào đá nên không nhớ mình là ai.
Do sống trên thiên đình quen rồi nên Thần Tài không biết làm việc dưới trần gian nên thường đi lang thang xin ăn khắp nơi.
Thần Tài đi ăn xin thì gặp một nhà kia kinh doanh buôn bán gà, vịt, heo quay ế ẩm, thấy Thần Tài đến ăn xin thì được chủ nhà mời vào ăn.
Thần Tài được chủ quán cho ăn nên ông ra sức ăn rất nhiều đặc biệt là ông rất thích thịt heo vịt quay, điều kỳ lạ lúc này là khi ông vào quán này ăn thì không biết từ đâu khách kéo đến nườm nượp, người chủ quán thấy lạ nên ngày nào cũng mời Thần Tài vào ăn.
Khách hàng ở quán đối diện trước nay rất đông khách bỗng dưng từ hôm thần Tài đến ăn quán bên này thì khách bên đó lại chuyển hết qua quán bên này ăn.
Sau một thời gian người bán hàng đắt khách và cảm thấy Thần Tài chẳng làm gì mà suốt ngày lại được ăn uống đồ ăn ngon, lại toàn dùng tay ăn bốc, người thì bốc mùi, lại hay thích lang thang không tắm giặt.
Nghĩ Thần Tài sẽ làm khách sợ không dám đến ăn nữa và lại thấy hao phí đồ ăn cho một người ăn mày không đáng nên người chủ quán liền đuổi ông đi.
Quán đối diện ngày xưa rất đông khách nay vắng hoe, thấy Thần Tài bị chủ quán bên kia đuổi thì liền mời Thần Tài vào ăn, cũng như lúc trước, mọi người lại ùn ùn kéo đến ăn quán này rất đông.
Mọi người thấy vậy nên ai cũng ra sức tranh giành mời cho bằng được Thần Tài đến hàng quán của mình ăn để có thể kéo khách đến ăn đông, vậy nên mới có câu "Thần Tài gõ cửa".
Người dân khu vực đó thấy Thần Tài không có quần áo mặc nên dẫn ông đi mua lại quần áo, được mọi người dẫn đến cửa hàng nơi quần áo ông bị bán, sau khi mặc lại quần áo mũ nón vào thì Thần Tài sựt nhớ lại mọi chuyện trước kia và bay về trời.
Mọi người coi Thần Tài như là báu vật và họ lập bàn thờ, tôn thờ ông từ đó, hóa thân Thần Tài là một người lang thang ăn xin quần áo rách rưới.
Ngày Thần Tài bay về trời cũng chính là ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch. Do đó cứ hàng năm, hàng tháng nhà nhà mọi người điều lấy ngày mùng 10 làm ngày vía Thần Tài.
3. Bày biện bàn thờ Thần Tài
Bàn thờ Thần Tài không được đặt ở trên cao như ban thờ gia tiên. Bàn thờ thường dán giấy đỏ, để ở một góc hay một xó nào đó. Có thể có bài vị nhỏ, hai bên bài vị có câu đối:
Thổ năng sinh bạc ngọc (Đất hay sinh bạc trắng)
Địa khả xuất hoàng kim (Đất khá có vàng ròng)
Trên đỉnh bàn thờ, lắp hai ngọn đèn (được thắp sáng khi thắp hương). Hai bên, phía bên trái (từ ngoài nhìn vào) là ông Thần tài, phía bên phải là Thần Thổ Địa. Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay.
Giữa ban thờ là một bát nhang, bát nhang này khi bốc phải theo mọt số thủ tục nhất định.
Để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ, người ta dán bát nhang xuống bàn thờ bằng keo, băng dính...
Nên đặt lọ hoa bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái. Thường nên cắm hoa hồng, hoa cúc hoặc hoa đồng tiền. Trái cây nên sắp đủ ngũ quả. Ngày thường lễ cúng đơn giản, chỉ có trầu nước và trái cây. Còn trong dịp giỗ Tết, các ngày sóc, vọng, người ta thường bày lễ mặn.