Văn khấn Rằm Trung thu 2023

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 10 Tháng chín, 2022

Văn khấn Tết trung thu hay văn khấn Rằm tháng Tám với đầy đủ ý nghĩa, cách sắm lễ chay, lễ mặn và bài cúng rằm tháng 8 chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Rằm tháng tám Trung Thu, các gia đình đều chuẩn bị mâm cơm cúng gia tiên, cúng rằm Trung Thu với mâm cúng chay đủ đầy các loại hoa quả, bánh nướng bánh dẻo đặc trưng bên cạnh mâm cúng mặn. Trong ngày Rằm tháng 8, các gia đình thường bày mâm cỗ thật đẹp để dâng cúng tổ tiên, sau đó cả nhà cùng phá cỗ trông trăng, tận hưởng tiết trời mát mẻ của mùa thu. 

1. Ý nghĩa Tết Trung thu Việt Nam

Ngày rằm Trung thu tháng 8 được xem là một phong tục mang ý nghĩa của sự chăm sóc, báo hiếu, lòng biết ơn, ân tình và tình yêu thương.

Bởi vậy trong dịp này bố mẹ, người lớn thường mua quà Trung thu tặng trẻ em thể hiện sự quan tâm và mua bánh Trung thu, bánh kẹo, hoa quả, trà để tặng bố mẹ, người lớn tuổi để tri ân, tỏa lòng hiếu thảo

Đồng thời trong dịp lễ Trung thu này diễn ra rất nhiều hoạt động, vui chơi ca hát dành cho người lớn, trẻ nhỏ, tặng quà là những món đồ chơi… để mang lại không khí vui vẻ, đoàn viên ấm áp.

Theo truyền thống Tết Trung thu sẽ tổ chức khá nhiều hoạt động. Bố mẹ bày mâm cỗ Trung thu cúng rằm tháng 8 cúng gia tiên tại nhà, cúng ở cơ quan, ở ngoài trời với đủ các thứ như:

- Làm đèn lồng ông sao thắp nến, đèn treo trong nhà để các con tham gia rước đèn, làm đèn hoa đăng thả sông hay đèn trời, làm hoặc mua mặt nạ cho trẻ.

- Chuẩn bị rằm Trung thu với cách làm mâm cỗ cúng ngày rằm và không thể thiếu món bánh Trung thu. Trong đó, Tết Trung thu ngày xưa thường là bánh nướng, bánh dẻo hình tròn tượng trưng cho đoạn kết hoàn chỉnh. Sau này, Tết Trung thu ngày này làm bánh Trung thu với bánh nướng hình vuông, bánh dẻo hình tròn và nhiều loại hình như hình con heo, hình con cá, hình con rồng… theo sở thích của trẻ.

2. Sắm lễ Tết trung thu

2.1. Mâm cúng chay

Theo nghệ nhân ẩm thực Phạm Thị Ánh Tuyết, mâm cỗ đặc trưng của ngày này là bánh trái, hoa quả để trẻ con phá cỗ, vui Trung thu.

Các món bánh được bày lên mâm thường là bánh nướng, bánh dẻo, các loại bánh quy, bánh làm từ bột gạo có hình các con giống.

Ngoài ra, mâm cỗ còn có các loại hoa quả đặc trưng cho mùa thu như: bưởi, na, chuối chín trứng cuốc...

Phụ nữ khéo tay có thể cắt tỉa bưởi, dưa hấu thành hình các con vật với mục đích là để trẻ con thích thú, tạo niềm vui cho trẻ.

Các loại đèn trang trí bày cùng mâm bánh trái gồm đèn ông sao, đèn ông sư, đèn kéo quân, đèn con thỏ…Ngoài ra, Rằm tháng 8 cũng là thời điểm học sinh vừa bước vào năm học mới nên người xưa còn cúng cả ông tiến sĩ giấy với mong muốn trẻ con học hành tiến tới, đỗ đạt.

Mâm cỗ ngày này có rất nhiều món hoa quả, bánh kẹo, đồ chơi mà trẻ con thích, vì thế không nhất thiết phải đặt vào mâm như mâm cúng gia tiên, chỉ cần đặt lên một chiếc bàn rộng.

Tùy vào thẩm mỹ, độ khéo léo của từng người mà mỗi nhà sẽ có cách bày mâm cỗ khác nhau sao cho hấp dẫn, đẹp mắt nhất.

2.2. Mâm cúng mặn

Theo nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết, truyền thống xưa không đặt nặng về mâm cúng mặn trong ngày Rằm tháng 8. Vì vậy cũng giống như các ngày rằm khác, tùy điều kiện từng gia đình mà chuẩn bị mâm cúng mặn, hoặc có món gì thì cúng tổ tiên món đó, không cần câu nệ, rườm rà.

Nhưng nhìn chung, một mâm lễ cúng Rằm tháng 8 Trung thu sẽ bao gồm:

  • Hương
  • Một lọ hoa tươi
  • Đèn, nến
  • Xôi
  • Đĩa trái cây
  • Bánh Trung thu, bánh dẻo
  • Một con gà luộc,
  • Gạo và muối.

2.3. Cách bày mâm cỗ Trung thu đẹp

Cách bày mâm cỗ Trung thu đẹp

Thông thường, hướng dẫn bày mâm cỗ Trung thu đơn giản mà đẹp sẽ cần các loại hoa quả sau với ý nghĩa được nhiều người thuyết minh trình bày về ý nghĩa của mâm cỗ Trung thu truyền thống như sau:

  • Trái cây: Nải chuối chín vàng, quả hồng (ý nghĩa no đủ), quả na (có nhiều mắt mang ý nghĩa sinh sôi), quả bưởi (mang ý nghĩa cầu điềm lành), quả lựu (may mắn). Ngoài ra có thể dùng thêm nhiều loại trái cây khác để tăng thêm sự hấp dẫn, vẻ đẹp cho mâm cỗ. Đồng thời, nên chọn các loại quả làm mâm ngũ quả cúng Trung thu có cả quả xanh có chín mang ý nghĩa âm - dương hòa hợp, cân bằng vũ trụ theo quan niệm người xưa.
  • Hoa tươi, thường là loài hoa đặc trưng cho mùa thu
  • Bánh Trung thu: bánh nướng và dẻo
  • Trà hoa sen, hương hoa nhài… để dùng khi thưởng bánh, trò chuyện tâm tình dưới trăng.
  • Hình ảnh mâm cỗ cúng Trung thu không thể thiếu 2 ông tiến sĩ giấy với ý nghĩa mong con cháu học hành thành đạt và được bảo vệ.

Đây là những món ăn Trung thu, đồ bày mâm cỗ ngũ quả cúng rằm Trung thu đẹp mà đơn giản cơ bản nhất theo mâm cỗ Trung thu truyền thống của Việt Nam.

Mâm cỗ trung thu

>> Cách trang trí mâm ngũ quả Trung Thu 2022

3. Văn khấn cúng Rằm tháng 8

3.1. Văn khấn ngày rằm tháng 8 cúng gia tiên

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

- Con kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật và Chư Phật mười phương.

- Con kính Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.

- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ cùng chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ (chúng) con tên là: ……..................................... Ngụ tại: ……....................................

Hôm nay là ngày 15 tháng 8 năm Nhâm Dần 2022, tín chủ con nhờ ơn đức trời đất và chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm bày biện sắm lễ, hương, hoa trà quả và thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con xin kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Tài thần, Ngũ phương, Long Mạch.

Con cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám cho lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con thành tâm kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, Cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, xin chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con xin kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ gia trì cho chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình thuận hoà.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ che chở.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

3.2. Bài cúng rằm tháng 8 cúng Thổ công và các vị thần

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

- Con xin kính lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật và Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ cùng chư vị Tôn thần.

- Con xin kính lạy ngài Đông Thần Quân.

- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ và Phúc đức Tôn thần.

- Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần.

- Con thành tâm kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch.

- Con kính lạy các Ngài Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con tên là: …….......................................... Ngụ tại: ………............................

Hôm nay là ngày 15 tháng 8 năm Nhâm Dần 2022 tín chủ chúng con xin thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả và đốt nén hương thơm kính dâng lên trước án.

Chúng con xin thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân và ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần và các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Chúng con cúi xin các Ngài thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám cho tấm lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông.

Người người được hưởng sự bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con xin lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ che chở, độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy)

Lưu ý: Thông tin bài viết mang tính chất tham khảo!

Xem thêm:

10 Tháng chín, 2022

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!