Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Sơn Nam

Bùi Thế Hiển
Admin 28 Tháng mười, 2017

Sơn Nam

TimDapAnxin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng các bạn bài viết về sự nghiệp và cuộc đời của nhà văn Sơn Nam để tìm hiểu và tham khảo giúp chúng ta hiểu rõ và cuộc đời ông và các tác phẩm nổi tiếng để học tốt môn Ngữ văn.

Tóm tắt lý lịch Sơn Nam

Nhà văn Sơn Nam sinh ngày 11-12-1926 tại Tỉnh Kiên Giang, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Nhân Mã, cầm tinh con (giáp) hổ (Bính Dần 1926). Sơn Nam xếp hạng nổi tiếng thứ 55079 trên thế giới và thứ 37 trong danh sách Nhà văn nổi tiếng.

Tiểu sử nhà văn Sơn Nam

Nhà văn Sơn Nam tên thật là Phạm Minh Tài, ông là một nhà văn có nhiều sáng tác viết về Nam Bộ. Chính vì vậy, ông thường được người hâm mộ gọi với tên thân mật "ông già Nam Bộ", "ông già Ba Tri".. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957. Ông còn là một nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa nổi tiếng.

Tập thơ " Lúa reo" là tác phẩm đầu tay của Nhà văn Sơn Nam. Tập thơ được Hội Văn hoá kháng chiến Kiên Giang ấn hành năm 1948.

Năm 1951-1952, nhà văn Sơn Nam đã giành giải nhất cuộc thi văn do Uỷ ban Kháng chiến-Hành chính Nam bộ tổ chức với hai tác phẩm truyện ngắn "Bên rừng Cù Lao Dung" và "Tây đầu đỏ".

Tập truyện ngắn "Hương rừng Cà Mau" xuất bản năm 1962, là một tác phẩm nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của nhà văn Sơn Nam. Ông còn là tác giả của nhiều công trình khảo cứu đầy giá trị về Nam Bộ như Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Bến Nghé xưa, Văn minh miệt vườn Gia Ðịnh xưa...

Ngày 13 tháng 08 năm 2008, nhà văn Sơn Nam qua đời tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bị suy thận, suy tim và huyết áp tụt thấp. Sau khi ông qua đời, con gái ông đã dựng một nhà lưu niệm trên khuôn viên rộng 1500m2 bên bờ kênh Bảo Định (xã Đạo Thạnh, Mỹ Tho, Tiền Giang). Nơi đây được gia đình dùng làm nơi hương khói cho ông, đồng thời cũng để những người yêu mến ông có thể ghé thăm ông.

Những tác phẩm đã xuất bản:

  • Chuyện xưa tích cũ (1958)
  • Tìm hiểu đất Hậu Giang (nghiên cứu-1959)
  • Hương rừng Cà Mau (tập truyện ngắn-1962)
  • Chim quyên xuống đất (tập truyện ngắn-1963)
  • Hình bóng cũ (1964)
  • Vạch một chân trời (1968)
  • Gốc cây, cục đá và ngôi sao (1969)
  • Lịch sử khẩn hoang miền Nam
  • Đình miếu và lễ hội dân gian miền Nam
  • Danh thắng miền Nam
  • Dạo chơi
  • Nói về miền Nam
  • Theo chân người tình & một mảnh tình riêng
  • Hai cõi U Minh
  • Vọc nước giỡn trăng
  • Tìm hiểu đất Hậu Giang & lịch sử đất An Giang
  • Xóm Bàu Láng
  • Bà Chúa Hòn
  • Tây đầu đỏ
  • Ấn tượng 300 năm
  • Người Sài Gòn
  • Tiếp cận đồng bằng sông Cửu Long
  • Bến Nghé xưa

Sơn Nam thời trẻ

Năm 1945, ông tham gia hoạt động Thanh niên Tiền phong. Sau đó, ông về công tác ở Hội Văn hóa cứu quốc tỉnh, phòng Chính trị Quân khu, phòng Văn nghệ Ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ.

Sau Hiệp định Genève 1954, ông về Rạch Giá. Năm 1955, ông lên Sài Gòn cộng tác với các báo: Nhân loại, Công Lý, Ánh sáng, Tiếng chuông, Lẽ sống...

Năm 1960-1961, nhà văn Sơn Nam bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt giam ở nhà lao Phú Lợi. Sau khi được thả tự do, ông tiếp tục làm báo, viết văn và khảo cứu về Nam Bộ.


Xem thêm