Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Phạm Hổ
Nhà thơ Phạm Hổ
TimDapAnmời các bạn cùng theo dõi bài viết Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Phạm Hổ nhằm hiểu rõ và cuộc đời ông và các tác phẩm nổi tiếng để học tốt môn Ngữ văn.
- Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan
- Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Hoàng Cầm
- Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Việt Phương
Phạm Hổ ngay từ những ngày đầu đến với nghệ thuật, đã có may mắn gặp được những bậc thầy thật sự. Ngoài việc sáng tác thơ và truyện cho thiếu nhi và người lớn, ông còn sáng tác âm nhạc và hội họa. Nổi bật trong các sáng tác của ông là dành cho thiếu nhi; nhiều tác phẩm đã được đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông. Trong bài viết này TimDapAnsẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp sáng tác cũng như các tác phẩm tiêu biểu của Phạm Hổ.
Tóm tắt lý lịch Phạm Hổ
Nhà thơ Phạm Hổ sinh ngày 28-11-1926 tại Tỉnh Bình Định, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Nhân Mã, cầm tinh con (giáp) hổ (Bính Dần 1926). Phạm Hổ xếp hạng nổi tiếng thứ 76890 trên thế giới và thứ 959 trong danh sách Nhà thơ nổi tiếng.
Tiểu sử nhà thơ Phạm Hổ
Nhà thơ Phạm Hổ (bút danh Hồ Huy), quê ở xã Thanh Liêm (nay là xã Nhơn An), Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Ông là Đảng viên Đảng CSVN; Hội viên Hội nhà văn Việt Nam năm 1957.
Ông vừa viết văn, làm thơ, viết kịch và vẽ tranh. Nổi bật trong các sáng tác của ông là dành cho thiếu nhi; nhiều tác phẩm đã được đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông.
Ông qua đời ngày 4 tháng 5 năm 2007, hưởng thọ 80 tuổi.
* Giải thưởng và tặng thưởng:
Giải chính thức về thơ, Hội đồng văn học thiếu nhi Hội Nhà văn năm 1985 cho tác phẩm "Những người bạn im lặng".
Giải thưởng về kịch viết cho thiếu nhi do Trung ương Đoàn và Hội Nghệ sỹ Sân khấu tặng cho vở kịch "Nàng tiên nhỏ thành ốc", năm 1986.
Tặng thưởng loại A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi do Trung ương Đoàn tổ chức năm 1967-1968 cho tác phẩm "Chú vịt bông".
Tặng thưởng loại A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi do Trung ương Đoàn tổ chức năm 1957-1958 cho bài thơ "Chú bò tìm bạn".
Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt I, năm 2001.
* Các tác phẩm chính:
- Ra khơi (thơ, năm 1960);
- Những ô cửa, những ngả đường (thơ, năm 1976);
- Tình thương (tiểu thuyết, năm 1974);
- Ngựa thần từ đâu tới (tập truyện, năm 1986);
- Cất nhà giữa hồ (tập truyện cổ tích, năm 1995);
- Tuyển tập Phạm Hổ (năm 1999).
- Những ngày xưa thân ái (thơ, năm 1957);
- Đi xa (thơ, năm 1970);
- Vườn xoan (truyện ngắn, năm 1964);
- Chú bò tìm bạn (thơ, năm 1970);
- Chuyện hoa qua chuyện quả (6 tập từ năm 1974-1994);
- Nàng tiên nhỏ thành ốc (bộ ba vở kịch in năm 1980);
- Cây bánh tét của người cô (truyện, năm 1993).
- Mỵ Châu - Trọng Thủy (kịch, năm 1993)
Phạm Hổ thời trẻ
Phạm Hổ xuất thân trong gia đình Nho học, học tiểu học ở Quy Nhơn, học trung học ở Huế, thi đỗ Thành chung ở Quy Nhơn năm 1943.
Sau Cách mạng tháng Tám, ông làm công tác tuyên truyền văn hoá cứu quốc ở thành phố Quy Nhơn.
Trong kháng chiến chống Pháp, ông là Uỷ viên Ban chấp hành Hội hoạ Liên khu V.
Năm 1950, ông ra Việt Bắc dự học Văn nghệ trung ương.
Sau năm 1954, ông tập kết ra Bắc, tham gia sáng lập Hội Nhà Văn miền Bắc (1957) và cũng là một trong những người đầu tiên hình thành Nxb Kim Đồng. Sau ba năm làm việc tại đây, ông chuyển sang Nxb Văn học rồi về báo Văn Nghệ.
Ông từng giữ chức Phó tổng biên tập thứ nhất báo Văn nghệ, Phó trưởng ban đối ngoại Hội Nhà văn, Chủ tịch Hội đồng văn học thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam.