Thanh minh trong tiết tháng 3 là gì? Tảo mộ là gì? Đạp thanh là gì?
Thanh minh trong tiết tháng 3 là gì? Tảo mộ là gì? Đạp thanh là gì? Tiết thanh minh tại các nước khác như thế nào,.... Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của TimDapAnđể hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Tết Thanh minh trong tiết tháng 3 là gì
Tết Thanh Minh là một ngày lễ có nguồn gốc từ văn hóa Trung Hoa cổ đại. Tết này diễn ra vào tiết Thanh Minh - Tiết Thanh minh là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước phương Đông chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa cổ đại. Đây là một trong số hai mươi tư tiết khí của các lịch Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên.
Thanh trong thanh lọc, thanh khiết, mang nghĩa là "sạch sẽ" hay "trong lành", minh mang nghĩa là "tươi sáng". Khi tiết Xuân phân qua, những cơn mưa bụi của trời xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, sáng sủa là sang Tiết Thanh Minh.
Vì lịch của người Trung Quốc, cũng như Việt Nam cổ đại là âm lịch nên rất nhiều người cho rằng Tết Thanh Minh diễn ra vào ngày âm. Trên thực tế tiết Thanh minh được tính theo cách tính của dương lịch hiện đại và ngày này thông thường bắt đầu vào ngày 4 hoặc 5 tháng 4 dương lịch tùy theo từng năm.
Tại Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao thì tết này là một ngày quốc lễ, còn ở các khu vực khác ở Đông Á thì không. Tại Việt Nam các tỉnh Bắc bộ và cộng đồng người gốc Hoa thì ăn tết này theo ngày tiết Thanh Minh như Trung Quốc, từ các tỉnh Thanh Hóa trở vào Trung bộ vẫn ăn tết Thanh Minh theo truyền thống vào ngày 3 tháng 3 âm lịch. Người Tày - Nùng ở vùng đông bắc Bắc Bộ ăn Tết Thanh Minh vào ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng năm (khoảng đầu tháng 4 dương lịch). Tại miền Nam, những nơi có đông người Hoa sinh sống cũng có tập tục ăn Tết Thanh minh vào dịp này. Thường thì họ sẽ lấy ngày 4/4 dương lịch (hay ngày 5/4 dương lịch nếu năm đó nhuận tháng 2 có ngày 29).
Các hoạt động ngày Tết Thanh Minh
1. Tảo mộ
Vào ngày Thanh Minh, người dân các nước có nền văn hóa tương đồng và chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa đều có tục đi tảo mộ gia tiên và làm lễ cúng gia tiên sau cuộc tảo mộ.
Vào ngày này, con cháu sẽ đến thăm mộ ông bà tổ tiên, sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho được sạch sẽ. Nhân ngày Thanh minh, người ta mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang, làm tổ mà theo suy nghĩ của họ là có thể phạm tới linh hồn người đã khuất. Sau đó, người tảo mộ thắp vài nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đã khuất.
2. Đạp thanh
“Thanh minh trong tiết tháng Ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”
Truyện Kiều - Nguyễn Du
Sau phần lễ là đến phần hội. Trước đây vào dịp này, nam thanh nữ tú, tài tử, giai nhân sắm sửa cho mình những bộ quần áo đẹp đẽ nhất để đi chơi xuân. Vì vậy nên mới có tên gọi hội đạp thanh (tức giẫm lên cỏ). Ngày nay, ở Việt Nam lễ hội này có lẽ không còn, nhưng ở Trung Quốc thì một vài nơi vẫn còn duy trì.
Tiết thanh minh ở Trung Quốc
Hoạt động trong tiết thanh minh
Với người Trung Quốc thì tiết thanh minh là một dịp hết sức đặc biệt. Vì vậy với các nước Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao thì đây là một ngày quốc lễ. Người Trung Quốc cũng có truyền thống đi tảo mộ vào tiết thanh minh với những việc làm tương tự người dân Việt Nam. Nên năm nào vào ngày này những nghĩa trang bên Trung Quốc cũng đặc kín người. Trong quan niệm của người Trung Hoa thì đây còn là dịp kết thúc của nỗi buồn và mở ra hy vọng mới. Cho nên tiết thanh minh là một nghi thức đầu xuân vô cùng quan trọng.
Trong dịp thanh minh, người dân Trung Quốc cũng có những hoạt động như tham dự các trò chơi thể thao như đá banh da. Đây là một tập tục xuất phát từ thời cổ đại và rất phổ biến từ hoàng tộc đến dân chúng, cả nam lẫn nữ đều rất yêu thích. Đây là một môn thể thao do hoàng đế vua Hoàng, ông tổ của người Hoa sáng tạo ra để rèn luyện các binh sĩ nhưng qua một thời gian thì nó đã trở nên phổ biến hơn và được nhiều người tập luyện. Vì thời tiết đẹp của tiết thanh minh mà người Trung Hoa cũng thích đi thả diều vào khoảng thời gian này.
Ẩm thực ngày tiết thanh minh Trung Hoa
Ngoài các hoạt động vui chơi, giải trí thì những món ăn truyền thống là một phần không thể thiếu trong bất cứ dịp lễ nào. Vào ngày tiết thanh minh thì người Hoa có tục lệ ăn bánh Thanh đoàn tử. Đây là một loại bánh được làm bằng nước ép của một loại cỏ mọng có tên là “Tương mạch thảo” và bột nếp. Bên trong nhân bánh là đậu xanh và mỡ lợn. Sau đó bánh sẽ được hấp cách thuỷ đến khi chín thì được quét thêm lớp dầu thực vật cho bánh sáng bóng.
Ngoài bánh thanh đoàn tử thì bánh cuộn thứ cũng là một món ăn đặc biệt trong dịp thanh minh của người Trung Quốc. Khác với bánh thanh đoàn tử dạng hấp thì bánh cuộn thừng là bánh chiên. Và mỗi vùng miền sẽ có công thức làm bánh cuộn thừng khác nhau. Ví dụ như miền bắc thì làm bằng bột mì còn miền nam thì làm bằng bột gạo.
Tiết thanh minh cũng là mùa ốc sắp sinh sản nên người Trung Hoa còn có câu cửa miệng là “Thanh minh ăn ốc, không cần ăn ngỗng”. Ốc tiết thanh minh béo và ngọt có thể chế biến nhiều cách như xào hành gừng, nấu rượu, hấp xì dầu, trộn hay làm tái đều ngon. Ngoài ra, người Trung Quốc cũng ăn trứng gà, bánh bông lan, bánh kẹp vào những ngày tiết thanh minh.
Tiết thanh minh ở Nhật
Thanh minh cũng là một dịp lễ truyền thống có từ lâu đời từ Nhật Bản. Theo nhiều tài liệu sử thi ghi chép lại thì từ thế kỷ thứ 8 người Nhật đã bắt đầu tổ chức lễ hội tiết thanh minh. Từ năm 1868 thì tiết thanh minh đã chính thức là một ngày nghỉ quốc lễ tại Nhật. Trong ngày này, người dân Nhật Bản sẽ đến chùa cầu nguyện hoặc ai theo đạo Shinto thì sẽ đến đền Shinto để cầu khấn.
Trong tiếng Nhật thì lễ thanh minh gọi là Shunbun No Hi hay Higan, có nghĩa là thế giới khác hay cõi Niết Bàn. Theo truyền thuyết thì vào ngày thanh minh, thời gian của ngày và đêm cân xứng, Đức Phật sẽ hiện ra để cứu rỗi những linh hồn lạc lối và giúp họ vượt qua bể khổ, trở về cõi Niết Bàn. Cho nên đây là một ngày của niềm hạnh phúc đối với văn hoá Nhật và cũng là dịp để con cháu thăm viếng mộ tổ tiên như bao quốc gia khác.
Tiết thanh minh cũng là lúc hoa anh đào nở rộ ở Nhật bản, báo hiệu cho mùa xuân bắt đầu. Vì vậy chính phủ Nhật còn xem đây là ngày ngắm thiên nhiên và sự sống. Trong ngày lễ thanh minh thì các gia đình người Nhật sẽ mặc kimono truyền thống ôm hộp gỗ trên tay đi ngắm hoa anh đào. Người Nhật cũng có những món ăn đặc trưng cho tiết thanh minh như bánh nếp hay bánh đậu đỏ rất thơm ngon.
Tiết thanh minh ở Hàn Quốc
Ở hàn quốc thì tiết thanh minh cũng chính là tiết hàn thực, trong tiếng Hàn là Hansik (Hàn thực) hay Cheongmyeong (thanh minh). Tiết thanh minh của người Hàn Quốc rơi vào ngày 5 tháng 4 dương lịch hàng năm. Với người Hàn Quốc thì đây là ngày liên quan đến cái chết. Từ xưa thì người Hàn đã có tục tảo mộ trong ngày này. Điểm đặc biệt của tiết thanh minh trong phong tục Hàn Quốc là những bài hát mang ý nghĩa cúng bái, dâng lễ như Jejeon (tế điện), Yusanga (du sơn ca).
Đây cũng là ngày cho những người dân Hàn Quốc cùng nhau tề tựu bên gia đình và cùng nhau đi du xuân. Một số tập tục đặc biệt của người Hàn vào tiết thanh minh như tập chia lửa để giữ lửa không tắt trong ngày này. Còn khi lửa tắt thì mọi người sẽ cùng nhau ăn đồ ăn lạnh, hạn chế nấu nướng.
Tiết thanh minh còn là một dịp ý nghĩa cho người Hàn Quốc để khởi đầu những điều mới như trồng cây, dựng vợ gả chồng, sinh con. Vì vậy tiết khí thanh minh còn mang ý nghĩa cầu mong sự sinh sôi nảy nở của người Hàn Quốc từ bao đời.
Trên đây Tìm Đáp Án vừa gửi tới bạn đọc bài viết Thanh minh trong tiết tháng 3 là gì? Tảo mộ là gì? Đạp thanh là gì? Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể thấy được khái niệm về tết Thanh minh, khái niệm về tảo mộ, khái niệm về Đạp thanh. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Tài liệu của TimDapAnđể có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.