Sự tích Thánh Ông Hoàng Tám

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 28 Tháng hai, 2018

Huyền tích Thánh Ông Hoàng Tám

Thánh Ông Hoàng Thám là vị quan thứ tám trong Thập vị quan hoàng. Cũng giống như Thánh Ông Hoàng Tư, Thánh Ông Hoàng Năm, Thánh Ông Hoàng Sáu thì Thánh Ông Hoàng Tám rất ít về ngự chầu. Để giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về Thánh Ông Hoàng Tám Tìm Đáp Án mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Thánh Ông Hoàng Tám

Quan Hoàng Tám không giáng trần nên không có đền thờ và không có thần tích. Tuy nhiên, có người cho rằng Quan Hoàng Tám có giáng trần và hiện thân của Ngài chính là Tướng Quân Nùng Chí Cao.

Đền Kỳ Sầm thờ Khau Sầm Đại Vương Nùng Trí Cao tại Bản Ngần, xã Vĩnh Quang, thành phố Cao Bằng. Nhiều người cho rằng Quan Hoàng Tám có giáng trần và đó chính là Khau Sầm Đại Vương Nùng Chí Cao. Cũng có nhiều người cho rằng Quan Hoàng Tám không giáng trần và không có đền thờ chính. Tuy vậy, người viết cũng mạnh dạn viết đôi nét về Tướng quân Nùng Chí Cao để mọi người tham khảo.

Thánh Ông Hoàng TámĐền Kỳ Sầm - Cao Bằng

Có thể nói: Tướng Quân Nùng Chí Cao là một thánh quan có chí khí và khí phách vô song. Ngài đã nhiều lần đánh chiếm đất của nhà Tống (Trung quốc) để lập một nước riêng. Một vị tướng người thiểu số đã nhiều lần khiến vua quan nhà Lý khốn đốn và nể phục. Nhà Lý cũng đã có lần bắt được ông, nhưng rồi lại thả và phong thêm chức sắc. Đây là một trang lịch sử thực sự tự hào về một vị tướng lỗi lạc đã từng nhiều lần làm cho nhà Tống điêu đứng.

Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", Nùng Trí Cao là con của Nùng Tồn Phúc - thủ lĩnh châu Thảng Do. Năm 1038, Nùng Tồn Phúc chiếm châu Vũ Lặc và Quảng Nguyên, xưng "Chiêu thánh hoàng đế", lập nước "Trường sinh", phong vợ làm "Minh đức hoàng hậu", phong con cả Trí Thông làm "Điền nha vương", đồng thời sắm sửa vũ khí, xây dựng thành trì.

Năm 1039, vua Lý Thái Tông thân chinh đem quân đánh Nùng Tồn Phúc, bắt Nùng Tồn Phúc và Trí Thông đem về kinh đô xử tử, Nùng Trí Cao cùng mẹ chạy đến động Lôi Hỏa, phía Tây Bắc Cao Bằng (thuộc địa phận tỉnh Quảng Tây- Trung Quốc ngày nay).

Năm 1041, hai mẹ con Nùng Trí Cao từ động Lôi Hỏa về chiếm châu Thảng Do, chiêu tập lực lượng, lập nước "Đại Lịch'" Triều đình nhà Lý cử quân lên đánh, bắt Nùng Trí Cao đem về kinh đô nhưng không trị tội mà còn cho Nùng Trí Cao giữ châu Thảng Do, đồng thời cai quản thêm các động: Lôi Hỏa, Bình, An, Bà, châu Tư Lang và được phong làm châu mục Quảng Nguyên

Năm 1048, Nùng Trí Cao nổi dậy ở động Vật Ác (thuộc đất Tống); Năm 1043, vua Lý Thái Tông sai Ngụy Trưng đến châu Quảng Nguyên, phong cho Nùng Trí Cao tước "Thái Bảo"- một chức quan cao cấp thời Lý;

Năm 1050, Nùng Trí Cao chiếm động Vật Dương (thuộc đất Tống), lập nước "Nam Thiên", đặt niên hiệu Cảnh Thụy;

Năm 1053, Địch Thanh (một viên tướng của nhà Tống) dã dẫn quân đi đánh Nùng Trí Cao, Nhà Lý sai Vũ Nhị mang quân tiếp ứng, nhưng do tình thế không cứu vãn nổi nên cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao chấm dứt. Năm 1052, sau khi dâng biểu xin cống vua Tống không được, Nùng Trí Cao đã dẫn 5000 quân tiến đánh thành Ung Châu, sau đó xưng "Nhân hậu hoàng đế" , đổi niên hiệu là "Khải Lich", đặt quốc hiệu "Đại Nam".

Mặc dù do những hạn chế tất yếu, nhưng cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao đã chứng tỏ ý chí quật cường của các dân tộc thiểu số vùng biên giới chống lại các cuộc xâm lược của nhà Tống, góp phần bảo vệ biên cương phía Bắc của Tổ quốc. Hình ảnh nửa thực, nửa huyền thoại của Nùng Trí Cao đã in sâu trong tâm thức của nhiều dân tộc anh em như: Người Tày, người Nùng, Cờ Lao, La Chí... Phạm vi ảnh hưởng của Nùng Trí Cao không chỉ bó hẹp trong địa bàn tỉnh Cao Bằng, Lang Sơn, Hà Giang... mà còn ở một số nước láng giêng như: Trung Quốc, Thái Lan, Mian ma... Nùng Trí Cao được coi là biểu tượng của thánh thần, anh hùng văn hóa

Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, ngoài di tích đền Kỳ Sầm, nhiều địa phương cũng có đền thờ Nùng Trí Cao như: Huyện Quảng Uyên, huyện Hà Quảng , huyện Thông Nông, huyện Bảo Lạc.

Đền Kỳ Sầm là nơi thờ chính của Quan Hoàng Tám. Khu đền khá rộng, khuôn viên khá đẹp. Khu nhà đền chỉ có 2 cung nhỏ tạo nên một sự tĩnh mịch, linh thiêng, huyền bí. Cung phía trước là cung công đồng thờ quan, quân của Ngài. Cung phí sau thờ Ngài và Thâm Mẫu cùng 3 bà vợ. Tương truyền ba bà là người Hoa, Kinh và Nùng.

Quan Hoàng Tám rất ít ngự đồng, trừ những người nặng căn của Quan.

Dưới đây là văn hầu Quan Hoàng Tám do Phạm Xuân Kiên sưu tầm:

Gương anh dũng ngàn xưa lưu để

Đất Cao Bằng tú khí chung linh

Trời nam có đức thánh linh

Họ Nùng đệ bát hùng anh tuyệt vời ./

Giận bạo chúa bao đời áp bức

Thù ngoại xâm Tống giặc cường hung

Thề rằng không độ trời chung,

Tuốt gươm quét sạch thù trong giặc ngoài./

Dư trăm trận mưa rơi sấm giật

Đôi trượng đồng dạy đất trời long

Bát Nùng nối nghiệp gia phong

Noi gương tiên tổ - họ Nùng - Trí Cao.

Ông Bát Nùng ra vào sinh tử

Trượng tung bay tuyết phủ hoa khai

Xá gì đạn lạc tên rơi

Trên đời hồ dễ mấy ai anh hào./

Thân bách chiến ra vào sinh tử

Đôi thần trùy nhẹ tựa hồng mao

Trần hoàn nhẹ gánh gian lao

Cõi trời giở sổ Nam Tào có tên./

Rước ông Bát về miền tiên giới

Đất Cao Bằng nhớ lại công ơn

Nhân dân thờ phụng khói hương

Nhớ người tráng sĩ hiên ngang anh hùng./

Thưở niên thiếu kiếm cung yên ngựa

Sinh vì đời, thác trợ muôn dân

Oai linh lẫm liệt thánh thần

Một lòng vì nước vì dân vì đời./

Gương anh khí sáng ngời muôn thuở

Chí hào hùng rạng rỡ non sông

Vinh quang thay giòng giống Lạc Hồng

Ngàn thu còn nhớ ông Bát Nùng Trí Cao ./

28 Tháng hai, 2018

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!