Giới thiệu sơ lược về Đức Chúa Ông

Bùi Thế Hiển
Admin 10 Tháng ba, 2018

Giới thiệu về Đức Chúa Ông

Đức Ông trong chùa là ai? Sự tích về ông như thế nào? Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này hôm nay Tìm Đáp Án xin gửi tới bạn đọc bài viết giới thiệu về Đức Chúa Ông để bạn đọc cùng tham khảo và có thể hiểu rõ hơn. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết tại đây.

Đức Chúa Ông trong chùa là ai?

Mọi người đi chùa, thường không lạ Đức Chúa Ông. Đức Chúa Ông thường được thờ ở bên phải của ban Tam Bảo. Đức Chúa Ông tên thật là Tu Đạt Đa, còn được gọi là Cấp Cô Độc.

Tu Đạt Đa (đôi khi còn gọi là Tu Đạt) là một đệ tử tại gia của Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni. Kinh Phật chép rằng ông là một thương gia giàu có (hay còn gọi là trưởng lão, trưởng giả), người nước Kosala phía đông bắc Ấn Độ cổ xưa. Ông được mọi người gọi là Cấp Cô Độc (từ trước khi ông gặp Đức Thích Ca Mâu Ni), bởi ông thường xuyên làm phước, bố thí cho những người nghèo. Cấp Cô Độc tiếng Ấn Độ có nghĩa là “người chu cấp cho những kẻ cô độc, không nơi nương tựa”.

Cấp Cô Độc được biết đến là đệ tử hào phóng nhất của Đức Phật. Ông đã hiến tặng một khu vườn mua của Thái tử Kỳ-Đà cho giáo đoàn của Đức Phật. Trong khu vườn đó ông đã rải một lớp gồm 1,8 triệu miếng vàng. Sau khi qua đời, Cấp Cô Độc được sinh vào cõi trời Tusita, hay cõi của các vị Bồ-tát.

Chuyện Cấp Cô Độc quy y phật và hiến tặng khu vườn để Đức Phật và tăng đoàn

Một lần, ông đến thành Vương Xá để thăm một người anh rể, thấy mọi người đang bận rộn chuẩn bị một bữa tiệc. Hỏi ra mới biết là gia đình người anh rể đang chuẩn bị đón tiếp Đức Phật vào ngày hôm sau. Vừa nghe đến danh Đức Thích Ca là lòng ông cảm thấy một niềm hoan hỷ lạ thường. Đêm đó ông không ngủ được, sự khao khát được gặp đức phật càng sớm càng tốt. Thế rồi nửa khuya đêm ấy, ông một mình băng rừng đi đến khu rừng Sitavana, nơi Đức Phật đang ngự để diện kiến Đức Phật. Và sau khi nghe Đức Phật giảng về Phật Pháp, ông quá đỗi sung sướng như tìm thấy một chân lý mà bao ngày tìm kiếm không được, Ông liền xin Đức Phật được quy y.

Một góc di tích trong Kỳ Viên Tịnh Quán
Một góc di tích trong Kỳ Viên Tịnh Quán

Sau khi quy y, trưởng giả Cấp Cô Độc trở về thành Xá-vệ và phát tâm cúng dường một khu đất để Đức Phật truyền giảng kinh và các tỳ kheo an trú bởi Đức Phật và Tăng đoàn vẫn chưa có nơi hoạt động ổn định. Ngài đã đi nhiều nơi để tìm một địa điểm thích hợp. Ông nhận thấy trong số các nơi đã xem qua chỉ có vườn cây của thái tử Kỳ-đà là vô cùng rộng rãi, thoáng mát, có sông có nước, có đồi, có núi, có hoa thơm cỏ lạ, cảnh đẹp như tranh, thật là một khung cảnh vô cùng thanh tịnh, u mỹ.

Nhưng đây lại là khu vườn mà thái tử Kỳ-đà yêu thích nhất, nên không muốn bán cho Cấp Cô Độc nên cự tuyệt bằng cách ra giá thật cao để Cấp Cô Độc thối chí. Thái tử bảo ông rằng: Nếu ông có đủ vàng trải đầy khắp mặt đất của khu vườn thì tôi đồng ý nhượng lại cho ông.

Không ngờ thái tử vừa nói giá như thế thì trưởng giả Tu-đạt tỏ ra vui mừng khôn xiết, lập tức trở về huy động người nhà lấy xe chở vàng nhanh chóng đến trải lên mặt đất khu vườn. Một thời gian ngắn khu vườn đã gần kín hết mặt đất.

Thái tử Kỳ-đà quá đỗi kinh ngạc vì sao, giá quá đắt như thế mà Cấp Cô Độc vẫn quyết tâm mua, liền gạn hỏi nguyên căn. Trưởng giả Tu-đạt mới thật lòng đem dự tính xây dựng tinh xá cúng dường đức Phật và chư tăng mà nói cho thái tử nghe.

Trưởng giả Tu-đạt liền kể lại việc mình được gặp Phật tại thành Vương-xá và được nghe giáo pháp giải thoát của ngài như thế nào. Thái tử nghe xong cũng sinh lòng hoan hỷ, rất mong muốn chính bản thân mình sẽ được gặp Phật. Thái tử cũng sẵn lòng cúng dường số vàng còn thiếu và toàn bộ các công trình trình, cây cối có trong khu vườn cho Đức Phật.

Trưởng giả Tu-đạt thấy thái tử Kỳ-đà phát khởi lòng tin như thế thì rất vui. Từ đó cả hai đều hết sức hân hoan, cùng nhau bỏ thêm tiền vàng để đốc thúc việc xây dựng khu vườn to đẹp hơn, hoàng tráng hơn để đón Đức Phật và tăng đoàn.

Một góc của tháp Cấp Cô Độc

Một góc của tháp Cấp Cô Độc

Bởi vì tinh xá này là do trưởng giả Cấp Cô Độc cúng dường khu đất và thái tử Kỳ-đà cúng dường vườn cây, nên người thời bấy giờ gọi tên tinh xá này là “Kỳ thọ Cấp Cô Độc viên”, nghĩa là vườn của ông Cấp Cô Độc, cây của thái tử Kỳ-đà. Ngày nay công trình này được gọi là: Kỳ Viên Tịnh Quán.

Di tích Kỳ Viên Tịnh Quán

Theo kinh phật thì trong 45 năm Đức Thích Ca hành đạo thì có đến 25 năm, Ngài đã ngự ở nơi đây. Kỳ Viên Tịnh Quán tồn tại khoảng 17 thế kỷ. Vào thế kỷ XI bị giặc Hồi giáo phá hủy khi xâm lược Ấn Độ. Hiện nay, Kỳ Viên Tịnh Quán còn một di tích linh thiêng như sau:

- Khu vườn với nhiều nền móng của các công trình xây dựng từ thời cổ đại.

- Cây bồ đề A Nan Đa do Tôn Giả A Nan (còn gọi là thị giả A Nan Đa - Ngài chính là Đức Thánh Hiền trong chùa Việt Nam). Tôn giả A-nan, được sự cho phép của Đức Phật, đã cho trồng một cây bồ-đề được chiết nhánh từ cây bồ-đề tại Bồ Đề Đạo Tràng để cho các Phật tử chiêm ngưỡng những khi Thế Tôn vắng mặt. Tài liệu cũng thuật lại rằng, tôn giả Mục Kiền Liên là người mang nhánh cây đó về, và Trưởng giả Cấp Cô Độc chính là người trồng nhánh cây đó. Đây được coi là cây bồ đề linh thiêng đứng sau cây bồ đề ở Bồ Đề Đạo Tràng nơi Đức Phật đắc đạo.

- Các không xa Kỳ Viên Tịnh Quán có hai ngôi tháp Tháp của Trưởng giả Cấp Cô Độc và tháp của ngài Vô Não. Tháp của ngài Cấp Cô Độc được coi là kho vàng của Ngài thời xa xưa. Tháp của Ngài Vô Não cách đó chỉ vài chục mét. Ngài Vô Não vốn là một tên tướng cướp khét tiếng thời bấy giờ. Ngài Vô Não còn có cái tên Angulimala có nghĩa là “chiếc vòng những ngón tay”. Bởi vì khi còn là một tướng cướp, ông đã từng giết rất nhiều người và mỗi lần giết chết một người ông lấy một lóng xương tay xâu lại làm thành một chiếc vòng. Nhưng sau khi gặp Đức Phật, ông đã quy phục, xuất gia theo Ngài và chứng đắc Thánh quả A-la-hán.

Đức Chúa Ông trong tâm linh của người Việt Nam

Thường các gia đình có con khó nuôi hay bán khoán cho Đức Ông. Tục lệ này có lẽ bắt nguồn từ sự tích Đức Chúa Ông luôn che chở cho trẻ em từ thủa sinh thời. Việc bán khoán con trẻ cho Đức Ông là mong Đức Ông luôn phù độ cho con trẻ hay ăn, chóng lớn, ngoan ngoãn. Thường đến năm trẻ nhỏ 13 hay 18 tuổi thì đến Đức Ông chuộc con về.

Đức Chúa Ông

Đức Chúa Ông chính là một thương gia trước khi quy y, nên vì vậy, người ta đến chùa để cầu kinh doanh, sự nghiệp thì hay kêu cầu trước ban Đức Ông.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm:

Giới thiệu sơ lược về Động Sơn Trang

Giới thiệu sơ lược về Tứ phủ - Tam phủ

Giới thiệu sơ lược về Vua Cha Bát Hải Động Đình


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!