Phân biệt ký thay, ký thay mặt, ký thừa lệnh, ký thừa ủy quyền

Bùi Thế Hiển
Admin 25 Tháng ba, 2020

Ký thay, ký thay mặt, ký thừa lệnh, ký thừa ủy quyền là những hình thức ký tương đối phổ biến đặc biệt là trong các cơ quan hành chính Nhà nước theo quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP. Vậy những hình thức ký này khác nhau ở điểm gì, chúng ta cùng đi tìm hiểu.

1. Ký thay là gì?

Ký thay là một trong các hình thức uỷ quyền của cấp trên cho cấp dưới (thường là cấp phó) để ký các văn bản của mình. Theo đó người ký thay sẽ chịu trách nhiệm trước người đứng đầu và trước pháp luật. Giá trị pháp lý của chữ ký thay tương tự như việc thủ trưởng cơ quan ký trong trường hợp đã có bàn giao (bằng văn bản)

2. Ký thừa lệnh là gì?

Ký thừa lệnh là việc người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức thừa lệnh của người đứng đầu cơ quan, tổ chức ký một số văn bản.

3. Ký thừa ủy quyền là gì?

Là việc người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức theo ủy quyền của người đứng đầu cơ quan, tổ chức ký một số văn bản

4. Phân biệt ký thay, ký thay mặt, ký thừa lệnh, ký thừa ủy quyền

STT

Khái niệm

Giải thích thuật ngữ

Các trường hợp

thực hiện

1

Ký thay

- Thường được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng

- Là việc người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký văn bản giao cho cấp phó ký thay trong một số văn bản nhất định

- Được thực hiện trong trường hợp: Người đứng đầu có thẩm quyền ký giao cho cấp phó ký thay các văn bản của cơ quan, tổ chức thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu.

- Đối với trường hợp những công việc mà cấp phó được phân công phụ trách thì việc thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng.

*Lưu ý: Trường hợp ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì phải ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu.

2

Ký thay mặt

- Thường được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ tập thể

- Là việc người đứng đầu thay mặt tập thể cơ quan, tổ chức ký văn bản.

- Được thực hiện trong trường hợp: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tổ chức.

- Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức theo ủy quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.

*Lưu ý: Trường hợp ký thay mặt tập thể thì phải ghi chữ viết tắt “TM.” vào trước tên tập thể lãnh đạo hoặc tên cơ quan, tổ chức.

3

Ký thừa lệnh

- Thừa lệnh là làm theo mệnh lệnh của cấp trên. Người được thừa lệnh của cấp trên để ký thừa lệnh có nghĩa là: không có quyền trực tiếp làm công việc này mà công việc đó thuộc quyền của thủ trưởng hoặc cơ quan cấp trên.

- Do vậy, khi cấp dưới thực hiện việc ký thừa lệnh thì phải thể hiện rõ là mình làm công việc này theo sự ra lệnh của cấp trên.

- Được thực hiện trong trường hợp: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức ký thừa lệnh một số loại văn bản; Người được ký thừa lệnh được quyền giao lại cho cấp phó ký thay.

- Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.

*Lưu ý: Trường hợp ký thừa lệnh thì phải ghi chữ viết tắt “TL.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

4

Ký thừa ủy quyền

- Ký thừa ủy quyền là một trong những khái niệm đa phần áp dụng cho cơ quan hành chính Nhà nước, sự nghiệp sự nghiệp thuộc Nhà nước.

- Tương tự như “ký thừa lệnh”, người được ủy quyền của cấp trên ký văn bản có nghĩa là: không có quyền trực tiếp làm công việc này mà công việc đó thuộc quyền của thủ trưởng hoặc cơ quan cấp trên.

- Do vậy, khi cấp dưới thực hiện việc ký thừa ủy quyền thì phải thể hiện rõ là mình làm công việc này theo sự ủy quyền.

- Được thực hiện trong trường hợp: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của mình ký thừa ủy quyền một số văn bản mà mình phải ký.

- Việc giao ký thừa ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, giới hạn thời gian và nội dung được ủy quyền.

- Đặc biệt, người được ký thừa ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký.

*Lưu ý: Trường hợp ký thừa uỷ quyền thì phải ghi chữ viết tắt “TUQ.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục Hỏi đáp pháp luật trong phần văn bản pháp luật nhé.

  • Phân biệt luật, nghị định, thông tư, nghị quyết?
  • Phân biệt sao y, sao lục và trích sao theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP
  • Công chứng là gì?

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!