Ngày đẹp dọn dẹp ban thờ 2023

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 11 Tháng một, 2023

Ngày đẹp để dọn dẹp ban thờ, bốc lại bát hương ngày cuối năm, cho ban thờ sạch sẽ ngày cuối năm để đón năm mới là công việc quan trọng của các gia đình.

Rút/ tỉa chân nhang cũng là một việc hết sức cần thiết khi dọn dẹp bàn thờ thần linh, gia tiên. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để thấy được ngày đẹp và quy trình dọn ban thờ ngày cuối năm nhé. 

1. Xem ngày tốt dọn bàn thờ

Đón năm mới 2023 gia chủ chưa biết ngày nào tốt tỉa chân nhang, bốc lại bát hương, dọn dẹp bàn thờ tổ tiên cuối năm. Khi dọn dẹp thì nên tỉa chân nhang như thế nào? Dưới đây TimDapAnsẽ hướng dẫn chi tiết ngày tốt và cách dọn dẹp bàn thờ cuối năm để đón tết 2023.

Ngoài ra trong tháng 1 còn rất nhiều ngày tốt các bạn có thể tham khảo thêm để linh hoạt trong việc chọn ngày đẹp dọn dẹp ban thờ nhé:

2. Ngày tốt tỉa chân nhang dọn dẹp bàn thờ cuối năm 2022 âm lịch

Chọn ngày tốt để tỉa chân nhang cuối năm 2022 là một vấn đề luôn được rất nhiều người quan tâm. Và theo phong tục thờ cúng của người Việt chúng ta, việc tỉa chân nhang, dọn dẹp bàn thờ thần linh, gia tiên chỉ được thực hiện 1 lần trong năm.

  • Âm lịch: ngày 23.12.2022
  • Dương lịch: ngày 14.01.2023 (nhằm ngày thứ 7 trong tuần)

Ngày 23 tháng Chạp cũng là ngày đưa ông Táo về trời. Và để bàn thờ thần linh, gia tiên được sạch sẽ và thoáng mát hơn trước khi làm lễ đưa ông Táo về trời. Gia chủ thường dọn dẹp bàn thờ và tỉa chân nhang trước đó 1 ngày tức là ngày 22 tháng Chạp.

Khung giờ tốt đẹp để tiến hành tỉa chân nhang từ 6h – 11h và 13h – 17h

Ngoài ra trong tháng Chạp năm Nhâm Dần có 3 ngày tốt các gia đình nên dọn dẹp bàn thờ cuối năm, gồm: 

Ngày 24 tháng Chạp (tức ngày 15/1/2023 dương lịch): là ngày tốt dọn dẹp bàn thờ tổ tiên, để có một năm mới ấm no, hạnh phúc, vạn sự như ý, làm ăn phát đạt. Giờ tốt nhất trong ngày này là giờ Mão (5-7h), giờ Ngọ (11h-13h), giờ Mùi (13-15h), giờ Dậu (17-19h).

Ngày 26 tháng Chạp (tức ngày 17/1/2023 dương lịch): Đây là một ngày Hoàng đạo tốt để tiến hành lau dọn bàn thờ để được Thần linh phù trợ, tăng thêm vượng khí cho gia đình. Giờ tốt nhất để tiến hành lau dọn bàn thờ gồm: 7-9h (giờ Thìn), 11-13h (giờ Ngọ), 13-15h (giờ Mùi), 19-21h (giờ Tuất).

Ngày 28 tháng Chạp (tức ngày 19/1/2023 dương lịch) là ngày tốt để làm những việc lớn, mang đến niềm vui, may mắn, thuận lợi, tài lộc. Giờ tốt nhất để tiến hành lau dọn bàn thờ là 5-7h (giờ Mão), 9-11h (giờ Tị), 15-17h (giờ Thân), 19-21h (giờ Tuất).

Danh sách các loại bát hương bàn thờ gia tiên

Trong Phật giáo, bát nhang (bát hương) là một vật linh thiêng dùng thờ cúng trong gia đình. Đó là nơi con cháu hướng về tổ tiên, các vị thần linh cầu mong sự bình an, tỏ lòng hiếu thuận.

Nhiều người thường nghĩ người bốc bát hương phải do người cao minh, thường là các thầy hoặc pháp sư. Trên thực tế, ai cũng có thể bốc được bát hương, song đích thân gia chủ bốc là tốt nhất. Đó phải là người thành tâm và chân tay sạch sẽ.

Bát nhang là biểu tượng tâm linh linh thiêng trên bàn thờ. Đây là cầu nối thể hiện tấm lòng tưởng niệm, tưởng nhớ cũng như ước nguyện của gia chủ với các vị thần linh, gia tiên.

Dọn dẹp ban thờ

Bát hương Thờ Phật

Cầu mong sự bình an thanh thản đến với gia đình, giải thoát tai ương.

Bát hương Thờ Thần

Thờ thổ công, long mạch, thần tài, tiền chủ những vị cai quản mảnh đất mình cư ngụ, cầu giúp gia đình ăn ở yên ổn.

Bát hương Thờ gia tiên

Thờ những người đã khuất trong gia đình hoặc dòng họ.

Sau một thời gian thắp nhang, bát hương thường đầy. Một số người cho rằng, bát hương càng đầy thì càng linh. Tuy nhiên, quan niệm này cũng chỉ là suy đoán, bởi bát hương đầy thì nguy cơ gây hỏa hoạn là có thể xảy ra. Do đó, mỗi năm ít nhất 1 lần, các gia đình thường phải rút tỉa chân nhang.

3. Quy trình dọn dẹp bát hương

Lưu ý: Các tín chủ nhớ khấn trước khi thực hiện lau dọn. Bài khấn được TimDapAncung cấp tham khảo ở phía dưới.

Thứ 1. Lau rửa sạch: Giã gừng cho vào rượu trắng, dùng khăn sạch nhúng rượu gừng và lau bát hương, để khô.

Thứ 2. Nên: Có cốt (tro đốt bằng rơm nếp, có bán tại các hàng mã) và một trong các thất bảo của nhà Phật (ưu tiên đá quý, ngọc như hổ phách, lưu ly, thạch anh… vì có trường khí cao, mua ở các cửa hàng đá quý).

– Không nên: Cho giấy trang kim, hạt nhựa… bán sẵn ở các hàng mã. Cũng không nên cho bùa chú, linh phù… của đạo gia, mật tông… vào bát hương vì sẽ gây ra trường khí âm bất lợi.

Thứ 3. Rửa tay sạch sẽ, lần lượt bốc bát hương. Thông thường có ba bát cho thần linh, gia tiên và bà cô.

Bốc lần lượt từng nắm cốt vào bát. Để cho yên tâm, Phật gia thường khuyên đếm theo số sinh như “sinh, lão, bệnh, tử”. Lần lượt đếm và bốc cho đến khi gần đầy miệng bát. Nhớ nắm cuối cùng dừng lại ở số “sinh”.

Không dốc, đổ cho đầy bát hương, mà nên bốc từng nắm. Trước khi bốc bát hương nào thì trong đầu cũng phải nghĩ là “Con … (họ tên)… xin bốc bát hương cho thần linh (thần linh/gia tiên/bà cô)”.

Bốc xong để riêng từng vị trí, tránh nhầm lẫn. Nếu sợ nhầm, có thể viết giấy dán bên ngoài, đến khi đưa lên ban thờ cần bỏ ra.

Thứ 4. Bốc xong đặt bát hương lên ban thờ. Bát hương thần linh ở giữa, bát hương bà cô ở tay trái từ trong nhìn ra, bát hương gia tiên bên tay phải.

Thứ 5. Sắm lễ: Hoa tươi, quả tươi, nước sạch bày lên bàn thờ. Mở rộng cửa ra vào trước khi thắp hương. Lúc mới đầu mỗi bát hương thắp 3 nén, những lần sau chỉ cần một nén là đủ. Nếu có chân nhang cũ có thể cắm lại mỗi bát 3 chân nhang.

Thứ 6. Bố trí: Bát hương đã đặt lên ban thờ cần giữ nguyên vị trí, không xê dịch. Sau bát hương là phần thờ cúng, chỉ nên để ảnh gia tiên (nếu có), không bày rượu, vàng mã… ở đây. Tất cả đồ thờ dâng lên (hoa tươi, quả tươi…) cần ở phía trước hay bên cạnh bát hương.

4. Một số lưu ý khi lau dọn ban thờ

- Không làm đổ vỡ đồ thờ: Đồ thờ cúng trên bàn thờ là những vật linh thiêng, thể hiện sự trang trọng tôn kính với người thân và tổ tiên đã khuất, nên theo quan niệm dân gian, nếu không cẩn thận làm đổ vỡ thì gia chủ sẽ gặp chuyện không may vì thiếu đi sự tôn trọng với người đã khuất.

- Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh.

- Tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước bài vị của thần Phật. Người xưa quan niệm như vậy là bất kính, mạo phạm với thần phật, thần phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.

- Không được rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài”, nên dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên.

Chú ý: Lau dọn bát hương thì cố gắng không làm xê dịch, không xoay hoặc sai vị trí của bát hương. Nếu vì lý do bất khả kháng thì sau khi lau dọn xong phải thành tâm sám hối và đặt lại đúng như trước.

5. Văn khấn lau dọn bàn thờ cuối năm

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………

Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ …. tại…… (địa chỉ nhà ở, quê).

Hôm nay là ngày … tháng Chạp năm … ,con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ,đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ … chấp thuận.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

6. Cách dọn ban thờ thần Tài

Đầu tiên, nên dọn những thứ có trên ban Thần tài ra riêng, gồm các chén đĩa đang cúng. Nên để vào một chậu nước riêng và được vệ sinh riêng, không nên rửa chung với những đồ thờ cúng khác.

+ Tiếp đến, dọn sạch mạng nhện, tàn hương rơi xung quanh. Xong dùng khăn lau sạch bụi với nước, trước đó dùng ngón tay nhẹ nhàng gạt hết tàn nhang trên lư hương xuống. Tránh di chuyển bát hương mà chỉ nên nhấc nhẹ lên vệ sinh rồi đặt nguyên về vị trí.

+ Điều thứ 3, gia chủ lưu ý dùng khăn riêng biệt và nước như chuẩn bị trên lau tượng Thần tài và Thổ địa, cẩn trọng lau sạch để giữ vững được tài lộc.

+ Cuối cùng điều gia chủ nên chú ý đó là lau dọn sạch sẽ những phần xung quanh của ban thờ Thần tài. Đến khi hoàn tất mọi thứ, anh/chị đặt lại mọi thứ vào vị trí cũ.

7. Văn khấn xin phép dọn ban thờ thần Tài

Trước khi bắt đầu quá trình lau dọn ban thờ, gia chủ không thể bỏ qua chi tiết quan trọng này. Anh/chị cần lưu ý tắm rửa gọn gàng, ăn mặc tươm tất và chuẩn bị lễ vật, hoa quả đặt lên trước khi dọn ban thờ và đồ thờ cúng. Tiếp đó thắp hương- thông báo cho các vị Thần linh biết rằng gia chủ chuẩn bị lau dọn ban thờ, mời các vị tạm lánh đến nơi khác trong một thời gian để gia chủ bắt đầu lau dọn.

Tiếp đến gia chủ thắp 3 nén hương kính cáo Thần linh, xin được tỉa chân nhang và dọn dẹp ban thờ Thần tài – Thổ địa để đón Tết.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần

– Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh táo phủ Thần quân

– Con kính lạy các ngài Thần Tài vị tiền

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong khu vực này.

Tín chủ chúng con là: ………………………………………

Ngụ tại: ………………………………………………

Nay nhân ngày …… tháng Chạp, theo tục lệ cuối năm cũng là chuẩn bị Tết Nguyên Đán, tín chủ con cảm nghĩ thâm ân trời đất, nhớ đức cù lao tiên tổ, xin phép chư vị thánh tiên, thổ công thổ địa táo phủ thần quân, chư vị Thần tài-Thổ địa, gia tiên tổ đường nội ngoại ba bề bốn bên họ…, họ…. cho phép tín chủ con được tỉa chân nhang, báo sái lau dọn ban thờ.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Cẩn cáo!”

8. Cách lau dọn bàn thờ cuối năm, đón lộc vào nhà

Sử dụng nước ấm

Khi lau rửa bàn thờ, gia chủ không nên dùng nước lạnh mà hãy dùng nước ấm. Chỉ cần đun sôi nước và để cho nguội bớt rồi thấm vào khăn sạch để lau bài vị, bàn thờ tổ tiên.

Khi dọn dẹp, phải lau bài vị trước rồi mới đến bát hương. Làm ngược lại sẽ khiến gia đình bị hao tài. Khi đặt xuống, phải đặt bài vị, bát hương của thần phật trước rồi mới đến tổ tiên.

Nước bao sái

Cẩn thận hơn, gia đình có thể sử dụng nước bao sái được làm từ 5 loại thảo dược là quế, hồi, đinh hương, gỗ vang, bạch đàn.

Để làm loại nước này, gia chủ hãy cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi, thêm khoảng 1,5 lít nước và đun sôi. Nước sôi khoảng 2 phút thì tắt bếp và để nguội bớt. Sau đó có thể lấy nước thảo dược còn ấm để lau dọn bàn thờ và đồ cúng.

Rượu gừng

Theo quan niệm dân gian, rượu và gừng có tác dụng tẩy uế, xua đuổi xui xẻo của năm cũ. Do đó, khi dọn bàn thờ vào cuối năm, gia chủ có thể sử dụng gừng giã nhỏ pha với rượu để lau bàn thờ. Như vậy, khu vực thờ cúng sẽ được làm sạch, sẵn sàng để đón một năm mới an khang, thịnh vượng.

Rượu tỏi

Cũng giống như gừng, rượu kết hợp với tỏi không chỉ giúp tẩy sạch các vết bẩn mà còn xua đuổi những vận đen trong năm để chuẩn bị đón năm mới nhiều may mắn hơn. Không phải cứ Tết mới được dùng rượu tỏi để lau bàn thờ, gia chủ có thể ngăm sẵn rượu tỏi và dùng mỗi khi dọn dẹp khu vực thở cúng. Việc này sẽ giúp xua tan những xui xẻo đang đeo bám và mang lại sinh khí, năng lượng tốt đẹp hơn cho gia đình.

Ngoài ra cũng sắp đến lễ cúng tiễn Táo quân ngày 23 tháng chạp, các bạn có thể xem thêm cách chọn giờ đẹp để tiễn táo quân hay cách cúng ông công ông táo để tiễn ông công ông táo về trời thêm phần thành kính trang trọng.

Cuối năm cũng là thời điểm có nhiều lễ cúng quan trọng để chuẩn bị đón Tết nguyên đán như cúng tất niên, cúng giao thừa. Đây đều là các nghi lễ quan trọng trong những ngày Tết cổ truyền của người Việt nên các bạn nhớ chuẩn bị sao cho thành kính. Nếu như các bạn chưa nắm rõ cách chuẩn bị cúng lễ giao thừa hay đọc văn khấn tất niên thì có thể tham khảo trên Tìm Đáp Án:

11 Tháng một, 2023

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!