Mẹo chữa say xe hiệu quả
Mẹo chữa say xe hiệu quả
Chống say tàu xe hiệu quả là điều phổ biến khi di chuyển trên các phương tiện giao thông. Say tàu xe gây mệt mỏi và sợ hãi đi xe ô tô đối với nhiều người. Trong bài viết này TimDapAnxin được mách các bạn đọc một số mẹo chữa say xe cực kỳ hiệu quả dù không thể chữa khỏi bệnh say tàu xe vĩnh viễn nhưng vẫn giúp bạn "thổi bay" nỗi lo say xe nhé.
Những mẹo hay giúp bạn tránh bị móc túi khi đổ xăng
Một số bài thuốc chống say xe hiệu quả
1. Ăn và ngửi bánh mì
Khi ăn bánh mì, tuyến tụy sẽ tiết ra trypsin. Men này trao đổi chất với axit amin trong bánh mì có tác dụng trấn tĩnh thần kinh. Thêm vào đó, bạn có thể ngửi vỏ bánh mì để tránh hít phải khí gas hoặc mùi xe cộ gây buồn nôn.
2. Tận dụng vỏ quýt
Tinh dầu quýt giúp an thần nhẹ làm cân bằng hệ thống thần kinh. Quýt cũng có tác dụng chống co thắt dạ dày, ruột nên sẽ chống nôn khi đi tàu xe. Ngoài ra, bạn có thể gấp vỏ quýt thành một ống nhỏ nhét vào hai lỗ mũi hoặc bấm móng tay vào vỏ quýt để tinh dầu bay vào mũi, tránh việc hít phải những loại mùi "kinh khủng" có trên các loại xe.
3. Uống và ngậm gừng
Bột gừng khô có hiệu lực chống say xe rất tốt, không gây ra cảm giác buồn ngủ, khô miệng, táo bón. Cũng như quýt, gừng làm êm dịu dạ dày, bạn có thể ngậm gừng tươi hoặc uống trà gừng.
4. Dùng lá trầu
Bạn có thể sử dụng lá trầu dán vào rốn, dùng chiếc vải xô, khăn mùi xoa lót, rồi dùng băng dính hoặc khăn buộc cho lá trầu cố định lại. Lá trầu sẽ có tác dụng làm ấm vùng rốn. Giữ 1 - 2 lá cầm tay để thi thoảng ngửi sẽ "át" mùi của xăng xe, và cản trở gió sẽ giúp bạn đỡ mệt mỏi, say xe.
5. Quấn khăn khô
Tương tự như việc dùng lá trầu, phương pháp quấn khăn khô để giữ ấm từ phía sau ót ra trước ngực cũng có tác dụng rất hữu hiệu giúp không bị say tàu xe đối với một số người.
Một số mẹo hay giúp bạn chống say khi đi tàu xe
Luyện tập và tuân thủ các quy tắc: Ngồi cùng hướng với xe (mặt cùng hướng xe di chuyển, tuyệt đối không ngồi quay ngược lại), không nằm. Mắt nhìn đường qua kính chắn gió, quan sát tình huống giao thông trên đường, tưởng tượng như mình đang lái xe vậy. Bạn hạn chế nhìn qua cửa kính, không nhìn các vật quá gần di chuyển lướt qua liên tục sẽ chóng mặt.
Không ngồi ở cuối xe. Nên ngồi ghế nằm trên trục/cầu sau xe bởi vị trí này ít bị lạng nhất khi xe rẽ. Dùng bông gòn nhét vào hai tai, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều khi không nghe tiếng động cơ gầm rú.
Đừng mở kính và nên đi xe có điều hòa. Vì mở kính sẽ có khói xăng vào xe. Nếu điều hòa hôi, có thể dùng quả quít, quả dứa để khử mùi. Bạn không được đọc bất cứ thứ gì trên tay (sách báo/điện thoại di động/laptop...), hạn chế tối đa việc nhắn tin vì các hành động này làm cho tiền đình phải hoạt động mạnh hơn bình thường, gọi điện thoại thì có thể được.
Khi xe phanh, hít thở từ từ, hít thật sâu dần dần cho đến khi thật căng hai lá phổi, giữ lấy hơi, không được thở ra vội vàng, giữ hơi đến khi xe giảm tốc hoàn toàn và bắt đầu chuyển động đều thì thở nhẹ ra nhưng thật từ từ, tiếp theo là hít thở sâu khoảng 2, 3 lần nữa.
Động tác này rất quan trọng, rất nhiều người say đã bị nôn khi xe phanh gấp hoặc đang đi dừng hẳn lại để bắt khách. Việc hít thở sâu và thở ra thật từ từ giúp cho cơ thể có nhiều ôxy, giữ hơi, đồng thời đây là một "tiểu xảo" để làm giảm sự nhạy cảm của tiền đình.
Ăn uống đầy đủ bữa (nhưng đừng quá no) ít nhất một giờ trước thời điểm khởi hành. Cần tránh các thức ăn quá béo, có chất cồn và các chất kích thích như trà hay cà phê.
Trong xe hơi, xe buýt hay trên tàu biển, bạn nên chọn ngồi ở khoảng giữa, để tránh các chuyển động xóc, nảy và để hạn chế bớt tầm nhìn. Nếu bạn ngồi đằng trước, hãy tập trung sự chú ý của mình vào những điểm bất động đằng xa. Trên máy bay, hãy chọn chỗ ngồi gần cánh máy bay.
Tránh đọc, viết hay vận động chân tay trong hành trình.
Tránh những tình huống khiến bạn cuồng nhiệt quá mức, hạn chế nghe nhạc quá lớn, không nên hút thuốc lá và sử dụng nước hoa có mùi nồng nặc. Bạn có thể mở các cửa sổ thường xuyên để không khí trong tàu, xe được đối lưu.
Chuẩn bị trước thức uống có đường, một ít bánh ngọt hay kẹo cao su để có thể nhâm nhi trong hành trình.
Giảm thiểu các cử động mạnh cơ thể, đặc biệt là đầu. Nếu bạn có cảm giác buồn nôn, hãy nhắm mắt lại và hít thở thật sâu.
Nếu đi bằng xe riêng, nên chọn đi trên các con đường rộng, thông thoáng hơn là những con đường nhỏ quanh co khúc khuỷu.
Bạn có thể yêu cầu tài xế cho xe chạy thật êm. Và cuối cùng, đừng ngần ngại tự mình lái xe, vì thường bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều khi cầm tay lái. Bạn cũng nên cho xe dừng lại nhiều lần trong hành trình, để trẻ em có thể bước ra ngoài nghỉ ngơi đôi chút.
Hy vọng với những mẹo chống say xe trên đây, các bạn sẽ chọn được những biện pháp chống say xe hiệu quả nhất cho mình.