Lưu ý khi cho trẻ ăn quả vải

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 10 Tháng sáu, 2021

Vải là một trong những loại trái cây mùa hè được yêu thích nhất là đối với trẻ em. Tuy nhiên cho trẻ ăn vải rất dễ đến tình trạng say, ngất lịm do hạ đường huyết, TimDapAnmời các bạn theo dõi bài viết Lưu ý khi cho trẻ ăn quả vải để nắm được thông tin chi tiết.

Trúng độc quả vải ở trẻ em

Vải có chứa chất làm hạ đường huyết, nên trẻ con ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng đường huyết thấp. Nhẹ thì cơ thể khó chịu, đau đầu, buồn ngủ, mất sức, đi ngoài, mặt nhợt nhạt; nặng thì hôn mê, tính tình không ổn định, huyết áp giảm thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Trúng độc vải thường gặp ở trẻ con, thời gian phát bệnh từ 3-8h sáng.

Nguyên nhân chủ yếu là do lượng đường trong vải vào cơ thể sẽ đi qua gan để trao đổi chất, một lượng nhỏ do thận và ruột hấp thu. Đường trong vải trải qua ba quá trình biến đổi, hơn 50% chuyển thành glucose, phần còn lại sẽ chuyển thành glycogen, Brenztr-aubensure, Triglyceride và mỡ.

Lưu ý khi cho trẻ ăn vải

Cho trẻ ăn trái vải có lợi hay hại

Vải cung cấp dưỡng chất, hỗ trợ hệ tuần hoàn cũng như phát triển cơ thể của trẻ.

  • Vitamin D, C: Tăng cường sức đề kháng, loại bỏ vi khuẩn gây hại cho sức khỏe. Hỗ trợ tổng hợp Canxi giúp xương phát triển chắc khỏe.
  • Vitamin B: Tăng cường phát triển, cải thiện chức năng của gan.
  • Oligonol: Cải thiện chức năng hô hấp, chống các loại virut gây cảm cúm.

Lưu ý khi ăn vải

Tuy rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng không đúng cách, vải có thể gây hại cho sức khỏe trẻ.

α-(Methylenecyclopropyl)-glycine (MCPG): Là chất tương đồng với Hypo hypoglycin A, gây hạ đường huyết, đào thải glycogen dự trữ có trong gan, từ đó gây ra triệu chứng về thần kinh, bại não. Đường huyết thấp kết hợp với (MCPG) có trong vải tạo thành chất kịch độc gây chết người.

Axit amin: Các Axit amin xấu có trong vải cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong.

Đường Glucoza: Hàm lượng đường cao hấp thụ vào máu làm Insuline tăng lên để hạ đường huyết. Quá trình này xảy ra nhanh chóng gây rối loạn hệ bài tiết, ảnh hưởng hoạt động hô hấp, gây nên tình trạng chóng mặt, khó thở, nôn mửa.

Vi khuẩn: Ở núm của trái vải khi bị dập là môi trường thích hợp cho vi khuẩn phát triển, nếu chẳng may ăn phải cơ thể rất dễ nổi mề đay, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn.

Cho trẻ ăn vải thế nào mới đúng

Trái vải rất giàu dinh dưỡng, Vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên chúng cũng có tính nóng, do vậy mẹ chỉ nên cho trẻ ăn 100g vải/ ngày tương đương 4 - 5 trái vải tươi.

Khi đói MCPG càng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể của trẻ gây đau đầu mất sức... Tốt nhất mẹ nên cho trẻ ăn vải sau khi đã ăn no.

Vải sau khi bóc vỏ sẽ còn lớp màng trắng, lúc này ngâm vải vào nước muối pha loãng, cho trẻ uống chút nước muối trước khi ăn như vậy sẽ giảm tính nóng của quả vải.

Nên cho trẻ ăn cả lớp màng trắng của vải như vậy trẻ sẽ hấp thụ trọn vẹn dưỡng chất từ vải.

Trước khi cho trẻ ăn vải, mẹ cũng nên tách hạt, khá nhiều trẻ có thể nuốt cả hạt vải khi ăn, gây tắc nghẽn hô hấp.

Cách cho con ăn quả vải để lấy tối đa chất bổ

Lưu ý khi sử dụng trái vải cho trẻ

Tuy là loại trái tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu đang trong tình trạng mắc một số bệnh thì mẹ không nên cho trẻ dùng vải trong khẩu phần hằng ngày.

+ Tiểu đường: Trái vải rất dễ làm tăng đột biến lượng đường trong máu, làm tình trạng bệnh trở nên tệ hơn.

+ Phẫu thuật: Đường huyết tăng cao trong và sau phẫu thuật luôn là nỗi lo của các bác sĩ. Do vậy tốt nhất không nên dùng vải trước và sau khi phẫu thuật 2 tuần nhằm đảm bảo máu luôn trong tình trạng trạng ổn định.

+ Dị ứng: Vải cũng là một trong những loại quả có khả năng gây dịnh ứng, dẫn đến phù nề, đau đầu chóng mặt...

+ Không ăn quá nhiều vải trong cùng một khoảng thời gian. Bởi chúng có thể gây nóng, mất cân bằng nhiệt trong cơ thể.

 

10 Tháng sáu, 2021