Kinh nghiệm chọn công ty xây nhà trọn gói

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 11 Tháng chín, 2019

Xây nhà trọn gói là gì? Có nên xây nhà trọn gói không. Đây là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Trong bài viết này Tìm Đáp Án xin được chia sẻ một số kinh nghiệm xây nhà trọn gói cũng như việc lựa chọn nhà thầu xây nhà trọn gói uy tín. Mời các bạn cùng tham khảo.

Xây nhà trọn gói là hình thức chủ đầu tư thuê nhà thầu (hoặc tổ đội thi công) sẽ phụ trách toàn bộ việc phá dỡ, thiết kế, thi công công trình của mình. Chủ đầu tư sẽ chỉ việc dọn vào ngôi nhà để ở sau khi đã hoàn thiện xong. Tuy nhiên chính việc giao trọn gói như vậy rất dễ phát sinh các hệ lụy không mong muốn, vì vậy chủ đầu tư lại cần phải đặc biệt chú ý lường trước các vấn đề có thể phát sinh bất lợi về phía mình. Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu xây nhà trọn gói là gì? Và cần lưu ý gì khi chọn hình thức xây nhà trọn gói.

1. Xây nhà trọn gói là gì

Xây nhà trọn gói là chủ đầu tư sẽ ủy thác toàn bộ quá trình thi công xây dựng cho đơn vị nhà thầu. Hình thức này rất phù hợp đối với những người bận rộn công việc, không thể thường xuyên quản lý sâu sát được công trình của mình. Nhưng phải chú ý rằng hình thức này chỉ đạt được thành công khi chúng ta tìm được nhà thầu có tâm, có tầm và có tài. Bởi vì việc chúng ta đang làm là trọn mặt gửi vàng.

Trong khi chọn hình thức xây nhà trọn gói thì việc đầu tiên chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm đó là Hợp đồng xây nhà trọn gói.

2. Hợp đồng xây nhà trọn gói

Hợp đồng xây dựng nhà trọn gói là các thỏa thuận được ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu nhằm ràng buộc các điều khoản để tiến hành thiết kế thi công công trình đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, giá thành hợp lý. Hợp đồng trong việc xây nhà trọn gói cần chặt chẽ, kín kẽ

2.1 Tiến độ trong hợp đồng

Tiến độ của công trình xây dựng cần được quy định rõ ràng trong việc thảo hợp đồng, và việc phạt hợp đồng nếu nhà thầu làm chập tiến độ cần được ghi rõ ràng cụ thể vào hợp đồng để tránh trường hợp chủ thầu làm chậm tiến độ của bạn. Có rất nhiều trường hợp chủ thầu do nhận quá nhiều công trình cùng lúc dẫn đến việc phải dải quân, công trình nhà bạn có thời điểm 1,2 người làm và làm rất nhỏ giọt hoặc chủ thầu cung cấp các đội thợ chất lượng kém cho công trình nhà bạn. Vì vậy chủ đầu tư cần quy định rõ điều kiện phạt hợp đồng để tránh tình trạng này. Hiện nay trong giao dịch dân sự thì việc phạt hợp đồng là không giới hạn.

2.2 Vật liệu

Trong hợp đồng cần quy định rõ chủng loại của vật liệu, của hãng nào sản xuất, model bao nhiêu. Tất cả các thông tin này cần được cụ thể. Tránh dùng các từ ngữ tương đương. Ví dụ: Gạch ceramic hãng XYZ hoặc tương đương. Vậy cái tương đương là cái gì phải ghi rõ vào hợp đồng, tránh trường hợp tiền mất tật mang, bởi vì vật liệu khác nhau sẽ dẫn đến giá thành hợp đồng khác nhau.

2.3 Tạm ứng tiền

Có rất nhiều chủ đầu tư tạm ứng ngay cho nhà thầu 40% - 80% giá trị hợp đồng, nên khi xảy ra các trường hợp chủ thầu làm ẩu thì không dám làm căng với chủ thầu vì đã trót giao quá nhiều tiền. Thậm chí chủ thầu còn luôn đe dọa dừng hợp đồng. Để tránh trường hợp này các bạn cần chú ý nên chia nhỏ các đợt giao tiền, giao tiền theo tiến độ. Ví dụ xong phần móng giao đợt 1, xong phần cột tầng 1 giao đợt 2, xong phần sàn tầng 2 giao đợt 3,...

Chia nhỏ các đợt giao tiền như vậy tránh được rủi ro về phía chủ đầu tư, bạn có thể thanh lý hợp đồng trong trường hợp chủ thầu thi công không đạt chất lượng vì bạn thanh toán tiền theo tiến độ.

2.4 Điều khoản đảm bảo an toàn lao động trong thi công

Điều khoản đảm bảo an toàn trong thi công cần được quy định rõ để tránh việc chủ thầu làm ẩu, gây cháy nổ, hỏa hoạn thậm chí tử vong trong lao động. Bạn cứ hình dung nếu trong quá trình thi công có người lao động bị tai nạn chết người thì bạn còn muốn sống trong ngôi nhà mới đó nữa không ? Vì vậy điều khoản này bạn cần ràng buộc phạt hợp đồng thật nặng để tránh trường hợp chủ đầu tư để mất an toàn trong thi công.

2.5 Điều khoản bảo hành

Hiện nay công trình dạng xây nhà trọn gói thường được bảo hành tổng thể 12 tháng, bảo hành phần kết cấu 5 năm, bảo hành thấm dột 2 năm

3. Đơn giá xây dựng nhà trọn gói tham khảo

3.1 Đơn giá xây thô tham khảo

Hiện nay qua khảo sát thị trường của chúng tôi thì báo giá thi công phần thô dao động như sau:

  • 900.000đ/1m2 sàn đối với công trình có tổng diện tích trên 350m2 sàn
  • 000.000đ/1m2 sàn đối với công trình có tổng diện tích trên 300m2 đến dưới 350m2 sàn
  • 100.000đ/1m2 sàn đối với công trình có tổng diện tích trên 250m2 đến dưới 300m2 sàn
  • 300.000đ/1m2 sàn đối với công trình có tổng diện tích nhỏ hơn 200m2 sàn

Bạn lưu ý đây là mức giá tham khảo, có thể thay đổi tùy vào vị trí thi công của công trình có thuận lợi không ? Vận chuyển vật liệu có dễ không, vì trong nhiều trường hợp công trình nhà bạn ở rất sâu, vận chuyển vật liệu phải dùng xe goong thì rõ ràng đơn giá sẽ phải tăng lên.

3.2 Đơn giá phần trọn gói

Qua khảo sát trên thị trường hiện tại thì báo giá xây nhà trọn gói năm 2018 dao động từ 4.800.000đ/1m2 sàn đến 5.400.000đ/1m2 sàn được xem là mức giá hợp lý đảm bảo chất lượng an tâm cho chủ nhà.

4. Một số lưu ý khi xây nhà trọn gói

Rất khó để có thể biết được nhà thầu đang mời chào bạn có thực sự chất lượng như lời họ quảng cáo với bạn hay không? Có một cách là thay vì để nhà thầu tìm đến với bạn, bạn hãy tự đi xem xét những căn nhà quanh khu vực của bạn, hoặc thăm nhà của người thân đã xây dựng trước đó hỏi xem nhà thầu của họ là ai? Xem xét kĩ công trình của họ xây dựng có hợp ý mình không? Trao đổi với chủ nhà đó để biết chất lượng của nhà thầu. Bạn không nên chỉ nghe giới thiệu chung chung của nhà thầu mà phải đến tận công trình cụ thể để tham quan và nên đi cùng với một người tư vấn xây dựng.

Bạn cần cảnh giác trước những lời tự giới thiệu của một người tự xưng là cháu (chắt) của một ông Cha hay một bà xơ nào đó để lấy niềm tin của bạn. Cũng nên cẩn thận với lời giới thiệu đến từ một người đang làm việc trong cơ quan quản lý xây dựng mà nhà bạn thuộc quyền quản lý của họ.

Mục đích ở đây là bạn cần tìm đúng người trực tiếp thi công, chứ không phải những trung gian (cò mồi).

Một điều quan trọng, một nhà thầu tốt là nhà thầu biết lắng nghe và hiểu được mong muốn, ý tưởng của mình và hơn nữa họ có cá tính và có hiểu biết về kỹ thuật xây dựng (nhờ tư vấn kiểm tra hộ).

Dĩ nhiên đây chỉ là những lựa chọn ban đầu, bước tiếp theo là phải đạt được những thỏa thuận trong hợp đồng.

Điều tiếp theo là bạn không nên e ngại khi phải làm việc với cùng lúc nhiều nhà thầu. Cần hiểu đây là một quan hệ dân sự trên cơ sở “thuận mua vừa bán”, nên bạn cứ mạnh dạn mời gọi với ít nhất vài nhà thầu với những thỏa thuận cụ thể để có những lựa chọn tốt nhất cho mình.

Mời các bạn tham khảo thêm:

  • Tổng hợp những điều cần biết khi xây nhà mới
  • Những điều kiêng kỵ nên tránh khi xây dựng nhà cửa
11 Tháng chín, 2019

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!