Kịch bản chương trình ngoại khóa ngày 22-12

Bùi Thế Hiển
Admin 20 Tháng mười hai, 2021

Kịch bản chương trình ngoại khóa ngày 22-12, kỉ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và ngày Hội quốc phòng toàn dân.

Chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2021). Các hoạt động kỷ niệm ngày Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm động viên cán bộ, chiến sĩ không ngừng nâng cao cảnh giác, ra sức rèn luyện bản lĩnh chính trị và trình độ quân sự, không ngại gian khổ, vượt qua khó khăn, trong mọi hoàn cảnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ.Không chỉ riêng các trường học quân sự mà trong ngày kỉ niệm này nhiều trường học ngoài cũng tổ chức cho các em học sinh những hoạt động ngoại khóa nhằm tưởng nhớ công lao của những chiến sĩ đã hi sinh bảo về nền độc lập, hòa bình cho nước nhà.

Hoạt động ngoại khóa kỉ niệm ngày 22/12 là một trong những chương trình bổ ích được các em hưởng ứng tham gia nhiệt tình bởi tính thực tế, sự hấp dẫn của các trò chơi, hoạt động trải nghiệm, thi tìm hiểu về ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong bài viết này TimDapAngợi ý 2 mẫu kịch bản chương trình ngoại khóa kỉ niệm ngày 22/12 hay và ý nghĩa được chọn lọc để các bạn có thể tham khảo, hoàn thiện cho kịch bản ngoại khóa sắp tới.

1. Mẫu kịch bản chương trình ngoại khóa ngày 22-12

Các bạn thân mến!

Dân tộc Việt Nam là dân tộc có lòng yêu nước nồng nàn ,kiên cường, bất khuất. Dân tộc ấy đã sinh ra 1 đội quân anh hùng-“ Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ”. Quân đội ấy đã được gọi bằng cái tên thật thân thương: bộ đội cụ Hồ, và được cả thế giới biết đến với tên Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tên gọi "Quân đội Nhân dân" là do Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ". Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại một khu rừng giữa 2 tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng vào ngày 22/12/1944.

Đất nước có được hòa bình, ổn định, phát triển như hôm nay là nhờ sự hy sinh của các Anh hùng, liệt sỹ của dân tộc ta trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Để báo đáp công ơn ấy, kế thừa truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc,lúc này đây,khi ngày lễ kỉ niệm đặc biệt sắp đến gần, chúng la lại có cơ hội bày tỏ lòng biết ơn và sự cảm phục sâu sắc tới họ -những người hùng của dân tộc.

Và trong giờ ngoại khóa hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nhiều hơn nữa, sâu hơn nữa về Quân đội nhân dân Việt Nam

I. TRÒ CHƠI THỨ NHẤT: TRẮC NGHIỆM TÌM HIỂU

(Thành phần tham gia: học sinh toàn trường,mỗi câu hỏi mời 1 bạn lên trả lời. Thời gian: 10p)

1. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập ngày 22-12-1944 gồm bao nhiêu chiến sĩ? Bao nhiêu nữ?

(34 chiến sĩ, 3 nữ)

2. Kể từ khi thành lập đến nay,Quân đội nhân dân Việt Nam đã đổi tên bao nhiêu lần? 4 lần

(đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944, Ngày 15 tháng 4 năm 1945 đổi tên thành Việt Nam Giải phóng quân, Tháng 11 năm 1945 Vệ quốc đoàn, còn gọi là Vệ quốc quân, Ngày 22 tháng 5 năm 1946 đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam, Năm 1950, đổi tên thành Quân đội Nhân dân Việt Nam)

3. Vị tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam là ai? (Đại tướng Võ Nguyên Giáp)

4. Đây là cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thành công lần đầu tiên ?

(Kháng chiến chống Pháp)

5. Anh hùng nổi tiếng với danh hiệu “ Anh hùng đường số 6” là ai?

A. Tô Vĩnh Diện

B. Cù Chính Lan

C. Phan Đình Giót

(Ngày 13-12-1951, trong 1 trận tập kích địch ở đường số 6, anh đã một mình đuổi xe tăng Pháp, nhảy lên thành xe, ném lựu đạn vào buồng lái để tiêu diệt xe.)

II.TRÒ CHƠI THỨ HAI :NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

(mời 2 đội chơi,mỗi đội 5 người.Thời gian: 10p)

Gần 70 năm chiến đấu và xây dựng, chiến thắng và trưởng thành dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã phấn đấu liên tục, không ngừng giữ vững, nêu cao và phát huy mạnh mẽ truyền thống anh hùng cách mạng, giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam và truyền thống vẻ vang của quân đội, xứng đáng với danh hiệu "Bộ đội Cụ Hồ".

(Luật chơi: Mỗi đội cử 1 bạn lên nhận tờ giấy của MC, trong tờ giấy có ghi những trận đánh nổi tiếng của Quân đội nhân dân Việt Nam.Yêu cầu, bạn nhận được tờ giấy sẽ phải diễn đạt lại cho đồng đội của mình để họ có thể đoán được,không đc sử dụng các từ có trong tờ giấy,thời gian cho mỗi lần gợi ý là 20s, đoán đúng đc 5đ)

CHIẾN THẮNG VIỆT BẮC (17/10 ĐẾN 22/12/1947):

Ngày 17/10/1947, giặc Pháp huy động 2 vạn quân tinh nhuệ có máy bay, tàu chiến hỗ trợ cuộc tiến công lớn lên Bắc Việt, hòng tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta, kết thúc "chớp nhoáng" cuộc chiến tranh xâm lược. Quân và dân Việt Bắc đã liên tiếp đánh chặn và phản công tiêu diệt địch ở khắp nơi, nổi bật là các trận Bình Ca (Tuyên Quang), Bông Lau (Cao Bằng), Đoan Hùng, Khu Lau trên sông Lô.

CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI (16/9 ĐẾN 14/10/1950):

Ngày 07/7/1950, Bộ Tổng Tư lệnh về chiến dịch Biên giới Cao-Lạng (chiến dịch Lê Hồng Phong II). Mục đích là tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng một phần biên giới, mở đường thông với các nước xã hội chủ nghĩa, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.

Ngày 16/9/1950, quân ta đánh trận mở đầu, diệt cụm cứ điểm Đông Khê. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, ngày 03/ 10/1950 địch vội cho quân ở Cao Bằng rút chạy, đồng thời huy động quân ở Thất Khê lên ứng cứu. Bộ đội ta liên tiếp đánh chặn trong 2 ngày 7 và 08/10/1950 lần lượt tiêu diệt 2 binh đoàn Lơ-pa-giơ và Sáctông ở núi Cốc Xá và điểm cao 477. Thừa thắng, quân ta chuyển sang tiến công giải phóng một dải biên giới dài 100km từ Đồng Đăng (Lạng Sơn) đến Đình Lập, An Châu, Tiên Yên (Quảng Yên).

CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ (13/3 ĐẾN 07/5/1954):

Ngày 13/3/1954, quân ta nổ súng mở đợt tiến công lần thứ nhất vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, lần lượt tiêu diệt các cứ điểm Him Lam, Độc Lập bức quân địch ở Bản Kéo đầu hàng, mở thông cửa vào trung tâm tập đoàn cứ điểm. Ngày 30/3/1954, ta mở đợt tiến công lần thứ 2 diệt các cứ điểm phía Đông, cuộc chiến đấu giành đi giật lại giữa ta và địch rất quyết liệt. Vòng vây của quân ta khép chặt dần, hãm quân địch vào tình thế rất khốn đốn. Ngày 01/5/1954, đợt tiến công thứ 3 bắt đầu; quân ta lần lượt đánh chiếm các cứ điểm phía đông và phía tây, bẻ gãy các cuộc phản kích của địch. Ngày 07/5/1954, bộ đội ta tổng công kích tiêu diệt toàn bộ cứ điểm Điện Biên Phủ.

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975:

Ngày 04/3/1975 bộ đội ta mở chiến dịch Tây Nguyên.

Sau một số trận đánh tạo thế và nghi binh chiến dịch, ngày 10 và 11/3, quân ta tiến công bằng sức mạnh binh chủng hợp thành, giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột.

Phát huy thắng lợi, ngày 21/3/1975 ta mở chiến dịch tiến công Huế-Đà Nẵng.

Từ ngày 21 đến 26/3, ta tiến công chia cắt Huế-Đà Nẵng. Sau bốn ngày chiến đấu, ta giải phóng Thừa Thiên - Huế, tiếp đó giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (25/3). Từ 27 đến 29, ta phát triển tiến công giải phóng Đà Nẵng.

Phối hợp với chiến dịch Huế - Đà Nẵng, từ Tây Nguyên bộ đội ta tiến xuống hỗ trợ lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương giải phóng các tỉnh Bình Định (ngày 01/4) Phú Yên (ngày 01/4) và Khánh Hoà (ngày 03/4).

Trên cơ sở những thắng lợi có ý nghĩa quyết định, ngày 04/4/1975, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Hồ Chí Minh nhằm giải phóng hoàn toàn Sài Gòn và miền Nam Việt Nam.
Ngày 26/4, quân ta bắt đầu nổ súng tiến công mạnh và đồng loạt vào các mục tiêu, phá vỡ tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch.

11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, cờ Tổ Quốc tung bay trước Tòa nhà chính của Dinh Độc lập. Miền Nam hoàn toàn được giải phóng.

III.TRÒ CHƠI THỨ BA: THỬ TÀI TRÍ NHỚ

(Thành phần tham gia:2 đội chơi trên,thời gian:15p)

Luật chơi: Mỗi bạn sẽ nhận được 1 tờ giấy ghi lời chúc đến các chiến sĩ ,yêu cầu: trong vòng 1p,các bạn chơi sẽ phải ghi nhớ toàn bộ lời chúc, mỗi người đọc đúng,sẽ được 5đ, trôi chảy thêm 1đ.

Nhân ngày truyền thống quân đội Việt Nam, xin kính chúc các đồng chí mạnh khỏe, bình an, hạnh phúc. Luôn công hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc! Để giữ mãi màu xanh cho tổ quốc.

Chúc các đồng chí trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam mãi xứng danh anh Bộ đội cụ Hồ. Nhân ngày này, kính chúc Bố (mẹ, anh , chị, em.... luôn luôn khỏe mạnh để con cháu vui mừng !

Chúc các anh bộ đội cụ Hồ đã và đang làm nhiệm vụ ở quần đảo Trường sa - Hoàng sa luôn vững tay súng bảo vệ toàn vẹn vùng trời, vùng biển đảo thiêng liêng của tổ quốc. Chúc anh luôn có một sức khỏe tốt để hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà quân đội và nhân dân giao phó.

Nhân ngày 22/12, ngày truyền thống quân đội, xin được gửi những lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến những chiến sĩ đã, đang và sẽ tiếp tục cống hiến cuộc đời mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhân ngày thống Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12. Xin gửi tới các bác, các cô, các chú, các anh chị cùng tất cả những người thân yêu đã, đang cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc những lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Nhân ngày thống Quân 22/12. Xin gửi tới các bác, các cô, các chú, các anh chị em đã và đang xây dựng và bảo vệ tổ quốc có một cái Tết Quân Đội đầm ấm anh lành và hạnh phúc. Chúc các chiến sỹ Bộ Đội CỤ HỒ có một sức khỏe tốt để bảo vệ vững chắc Tổ Quốc thân yêu.

Xin được gửi lời chúc sức khỏe và lòng biết ơn vô hạn đến các bác, các anh, các chị đã, đang và sẽ tiếp tục sự nghiệp vững chắc tay súng bảo vệ tổ quốc thân yêu.

Kính chúc các đồng chí đang cống hiến tuổi trẻ và trí tuệ của mình cho sự bình yên của đất nước một lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt! Ngày Quốc Phòng toàn dân bất diệt!

Nhân ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, xin gửi lời chúc mừng và chúc sức khỏe tới các anh, chị trong lực lượng quốc phòng luôn thành đạt và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Chúc các đồng chí cựu chiến binh; cựu thanh niên xung phong, các đồng chí còn tại ngũ và đã xuất ngũ; các đồng chí thường trực và dự bị, các đồng chí chính qui và địa phương, các đồng chí trẻ và các đồng chí già... luôn xứng đáng với danh hiệu anh 'Bộ Đội Cụ Hồ'. Chúc sức khỏe và quyết thắng!

Chúc mừng các anh Lính Cụ Hồ, những chiến sĩ trên các mặt trận, những cựu chiến binh, những sĩ quan, tướng lĩnh trong mọi binh chủng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam một ngày Tết quân đội vui tươi và ý nghĩa.

IV. TRÒ CHƠI THỨ TƯ: GIAI ĐIỆU TỰ HÀO

(Thành phần tham gia: hs toàn trường.Thời gian: 10p)

Trong đời sống thời ngày,âm nhạc vô cùng quan trọng,nó giúp chúng ta thư giãn,cảm thấy yêu đời hơn.Trong quân đội cũng vậy,những bài hát của quân đội luôn cổ vũ, động viên, khích lệ tinh thần, tạo sự vui tươi,phấn khởi, khơi dậy niềm tự hào nghề nghiệp, yêu mến, gắn bó với đơn vị.Và đối với mỗi chiến sĩ,khi bắt đầu vào quân đội luôn luôn được dạy 10 bài hát quy định.

Mười bài hát quy định trong quân đội không chỉ là những bài hát hay, đi cùng năm tháng, mà còn nói lên nguồn gốc xuất thân, mục tiêu chiến đấu, phản ánh quá trình xây dựng và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Sau đây các bạn hãy lắng nghe những giai điệu này,rồi cho chúng tôi biết đây là bài hát nào.

1- Tiến quân ca

2- Ca ngợi Hồ Chủ Tịch

3- Chào mừng Đảng Cộng sản Việt Nam

4- Vì nhân dân quên mình

5- Giải phóng Điện Biên

6- Tiến bước dưới quân kỳ

7- Bác đang cùng chúng cháu hành quân

8- Hát mãi khúc quân hành

9- Thanh niên làm theo lời Bác

10- Như có Bác trong ngày vui đại thắng

2. Chương trình ngoại khóa ngày 22-12

Nam: Thực hiện kế hoạch năm học ...-... của trường ........................, nhằm giáo dục truyền thống oai hùng của quân đội nhân dân Việt nam trong suốt ... năm qua. Tạo khí thế, sự hưng phấn trước khi bước vào kỳ kiểm tra học kỳ I năm học ...-...

Tổ ........................và Đoàn Đội sẽ đưa các em đi đọc theo con đường cùng với các chiến công mà Quân đội nhân dân Việt nam đã chiến đấu và chiến thắng oai hùng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt ... năm qua .Qua mỗi giai đoạn là phần câu hỏi dành cho các em.

Mở đầu chương trình các em sẽ nghe bài hát Nhánh lan rừng .Nhạc và lời thế hiển do Cô ................... trình bày . Các em tặng cô ........... 1 tràng pháo tay

Nữ: Các em lắng nghe tư liệu sau đây

1. Quân đội nhân dân Việt Nam từ khi ra đời đến 1945

Ngay từ khi ra đời (03/02/1930) với đỉnh cao là Xô-viết Nghệ-Tĩnh, lực lượng Đội tự vệ công nông (Tự vệ Đỏ) đã ra đời. Đó là mầm mống đầu tiên của lực lương vũ trang cách mạng Việt Nam.

Từ tháng 9 năm 1939, hàng loạt tổ chức vũ trang lần lượt được thành lập và phát triển như: Du kích Nam Kỳ (1940), Đội du kích Bắc Sơn (1941), Cứu quốc quân (1941)... đòi hỏi phải có một đội quân chủ lực thống nhất về mặt tổ chức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc.

Ngày 22 tháng 12 năm 1944, đồng chí Võ Nguyên Giáp thay mặt “đoàn thể” tuyên bố thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân

Ngay sau ngày thành lập, ngày 25 và ngày 26 tháng 12 năm 1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân giành Chiến thắng Phai Khắt, Nà Ngần đã mở đầu cho truyền thống đánh chắc thắng, đánh thắng trận đầu của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 8 năm 1945,. Việt Nam giải phóng quân cùng lực lượng vũ trang các địa phương và nhân dân cả nước triệu người như một tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc. Ngày 02 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, mở đầu một kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam, kỷ nguyên độc lập của dân tộc Việt Nam.

Và sau đây là câu hỏi

Câu hỏi 1: Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân ra đời tại địa điểm nào?

Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân ra đời tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng),

Câu hỏi 2: Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân ra đời gồm bao nhiêu người ? do ai làm đội trưởng?

Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân ra đời gồm 34 người, biên chế thành 03 tiểu đội do đồng chí Hoàng Sâm làm Đội trưởng, đồng chí Xích Thắng làm Chính trị viên.

Câu hỏi 3: Từ khi thành lập đến nay Quân đội nhân dân Việt Nam đổi tên mấy lần ?vào năm nào?

Từ khi thành lập đến nay Quân đội nhân dân Việt Nam đổi tên 5 lần

1944 Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân

Tháng 4 năm 1945 là Việt Nam giải phóng quân.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đổi tên thành Vệ quốc đoàn

Năm 1946) là Quân đội quốc gia Việt Nam

Năm 1950 được đổi tên là Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nam: Các em lắng nghe tư liệu sau đây

2. Quân đội nhân dân Việt Nam ở giai đoạn 1945 - 1954

Ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp được sự giúp sức của quân Anh và quân Nhật đã trắng trợn nổ súng gây hấn ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Tại Bắc Bộ và Trung Bộ, từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 10 năm 1945, gần 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch đã chiếm đóng hầu hết các thành phố từ vĩ tuyến 16 trở ra.

Theo Sắc lệnh số 71 ngày 25 tháng 5 năm 1946 của Chủ tịch Hồ Chỉ Minh, Vệ quốc quân chính thức trở thành Quân đội quốc gia của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tham gia toàn quốc kháng chiến, Đêm 19 rạng ngày 20 tháng 12 năm 1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Tại Hà Nội, với tinh thần: “Quyết tử để cho Tổ quốc quyết sinh”

Một bài hát đã di vào lòng người, vang lên khí thế hào hùng của tinh thần “Quyết tử để cho Tổ quốc quyết sinh”

Mời Thầy .......................... mở nhạc. (Bài Vệ Quốc Quân)

Nữ: Và câu hỏi sẽ tiếp tục sau đây

Câu hỏi 4: Chiến dịch Việt Bắc Thu đông năm 1947 bắt đầu và kết thúc vào ngày tháng năm nào?

Chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông năm 1947 bắt đầu từ 7-10-1947 đến 22-12-1947 kết thúc

Câu hỏi 5: Chiến dịch Việt Bắc Thu đông năm 1947 mở ra nhằm mục đích gì ?

Chiến dịch Việt Bắc Thu đông năm 1947 mở ra nhằm mục đích đánh bại chiến lược “Đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp (1946 - 1947)

Các em tiếp tục lắng nghe

Sau hơn hai tháng chiến đấu ta đã đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn và làm phá sản chiến lược “Đánh nhanh, thắng nhanh” của chúng. Từ Thu - Đông năm 1948 đến đầu năm 1950, bộ đội ta liên tục mở trên 30 chiến dịch nhỏ trên các chiến trường.

Tiêu biểu là chiến dịch Bắc Quảng Nam chiến dịch Sông Thao chiến dịch Sông Lô chiến dịch Lê Lợi chiến dịch Cầu Kè chiến dịch Lê Hồng Phong

Tháng 6 năm 1950, mở chiến dịch Biên Giới nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng một phần biên giới Việt - Trung, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc với các nước xã hội chủ nghĩa.

Và sẽ là câu hỏi tiếp tục

Câu hỏi 6: Chiến dịch Biên giới 1950 bắt đầu và kết thúc vào ngày tháng năm nào?

Chiến dịch Biên giới 1950 mở màn từ ngày 16 tháng 9 và kết thúc vào ngày 14 tháng 10 năm 1950.

Nam: Các em lắng nghe nhé

Trong vòng 6 tháng, từ ngày 25 tháng 12 năm 1950 đến ngày 20 tháng 6 năm 1951, quân ta đã mở ba chiến dịch: Chiến dịch Trần Hưng Đạo chiến dịch Hoàng Hoa Thám chiến dịch Quang Trung

Đầu tháng 11 năm 1951, từ ngày 10 tháng 12 năm 1951 đến ngày 25 tháng 02 năm 1952 mở chiến dịch Hoà Bình. ra Đầu tháng 9 từ ngày 14 tháng 10 đến ngày 10 tháng 12 năm 1952, mở chiến dịch Tây Bắc. Mùa xuân năm 1953, từ ngày 13 tháng 4 đến ngày 18 tháng 5 năm 1953 quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với Quân giải phóng Pa-thét Lào mở chiến dịch tiến công Thượng Lào, trên địa bàn hai tỉnh Sầm Nưa và Xiêng Khoảng. Nhà thơ Quang Dũng chiến sĩ của trung đoàn 53 đã nhớ lại

Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi !
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Tây tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.

Nữ: Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ với các câu hỏi sau:

Câu hỏi 7: Trong Chiến dịch điện Biên Phủ quân ta mỏ bao nhiêu đợt tấn công Pháp ?

Ba đợt:

Đợt 1 Từ ngày 13 đến ngày 17 tháng 3 năm 1954,

Đợt 2 Từ ngày 30 tháng 3 đến 30 tháng 4 năm 1954,

Đợt 3 Từ ngày 01 đến ngày 07 tháng 5 năm 1954,

Câu hỏi 8: Chiến dịch điện Biên Phủ diễn ra và kết thúc vào ngày tháng năm nào ?Bao nhiêu ngày đếm?

Chiến dịch điện Biên Phủ bắt đầu Từ ngày 13 đến ngày 17 tháng 3 năm 1954 đến ngày 07 tháng 5 năm 1954, diễn ra 56 ngày đêm

Nhà thơ Tố Hữu đã viết:

Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn!
Và những chị, những anh ngày đêm ra tiền tuyến

Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh...
Hỡi các chị, các anh trên chiến trường ngã xuống
Máu của anh chị, của chúng ta không uổng!
Sẽ xanh tươi đồng ruộng Việt Nam
Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam
Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng...

NAM: Các em tiếp tục lắng nghe

3. Quân đội nhân dân Việt Nam ở giai đoạn 1954 - 1975

Ngày 19 tháng 5 năm 1959, Đoàn 559 được thành lập với nhiệm vụ mở đường dọc dãy Trường Sơn bảo đảm vận chuyển lương thực, súng đạn cho lực lượng ta từ miền Bắc vào miền Nam.

Hỡi Miền Bắc đó, nặng đôi vai
Gánh cả non sông, vượt dặm dài
Xẻ dọc Trường Sơn, đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai!

Câu hỏi 9: Đoàn quân trùng trùng, điệp diệp tiến ra mặt trận. Lòng mong muôn lập bao chiến công dâng lên Bác Hồ. Đó là nội dung của bài hát nào?

Bài Bác cùng chúng cháu hành quân

Nữ: Mời các em im lặng tiếp tục lắng nghe

Tháng 8 năm 1959, nhân dân nhiều xã trong huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) đã nổi dậy khởi nghĩa Từ Trà Bồng, cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan sang các huyện Sơn Hà, Minh Long, Ba Tơ.

Tháng 01 năm 1960, “đồng khởi các huyện Mỏ Cày, Minh Tân, Thạnh Phú . Phong trào “Đồng khởi” giành chính quyền đã nhanh chóng lan rộng ra nhiều tỉnh ở Nam Bộ, Khu 5, Tây Nguyên...

Ngày 20 tháng 12 năm 1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Ngày 15 tháng 02 năm 1961, thành lập Quân giải phóng miền Nam Việt Nam

Chiến thắng Ấp Bắc (01/1963), một chiến thắng mở đầu cho sự thất bại của chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”, đồng thời mở ra phong trào “Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công” sôi nổi khắp miền Nam.

Sau chiến thắng Bình Giã Ba Gia Đồng Xoài của ta, chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ hoàn toàn bị phá sản, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta bước sang một giai đoạn mới.

Quân đội nhân dân Việt Nam cùng toàn dân đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ Điển hình là các trận ở Núi Thành Vạn Tường và các chiến dịch Plây Me Bàu Bàng - Dầu Tiếng

Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), nhằm tạo bước ngoặt lớn, chuyển chiến tranh cách mạng miền Nam sang thời kỳ mới - thời kỳ giành thắng lợi quyết định.

Và các câu hỏi dành cho các em

Câu 10: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã diễn ra qua mấy đợt? Hãy kể tên thời gian diễn ra từng đợt?

Đợt 1: từ đêm 30/ 1 đến ngày 25/2 Đợt 2: tháng 5 và tháng 6 Đợt 3: tháng 8 và tháng 9/1968

Câu 11: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt nổ ra vào đêm 30 rạng 31 tháng 1 năm 1968 (Ngày mồng một Tết Mậu Thân). Hiệu lệnh mở màn là bài thơ chúc Tết của chủ tịch Hồ Chí Minh. Em hãy đọc nội dung của bài thơ.

Xuân này hơn hẳn mấy Xuân qua,

Thắng trận tin vui khắp nước nhà.

Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ,

Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta.

Câu 12: Mở dọc Trường Sơn vận chuyển súng đạn vào miền Nam. Mỗi trái đạn ta cùng các anh góp lửa diệt thù. cô gái thành đô với niềm tin thắng lợi thôi thúc lên đường đem lứa tuổi xuân cùng hiến dâng quyết giải phóng Sài Gòn . Bầi hát nào đã thể hiện niềm tin son sắt ấy . Bài hát Cô gái sài gòn đi tải đạn

Trong những năm 1969-1972, Quân và dân ta đã phối hợp chặt chẽ với cuộc chiến đấu của nhân dân Lào và nhân dân Cam-pu-chia anh em, giành được những thắng lợi to lớn trên chiến trường ba nước Đông Dương, tiêu biểu là chiến dịch Đường 9 - Nam Lào.

Và các câu hỏi dành cho các em

Câu 13: Chiến dịch Khe Sanh Đường 9 - Nam Lào chia ra làm mấy giai đoạn? từ tháng năm nào đến ngày tháng năm nào?

Chiến dịch Khe Sanh Đường 9 - Nam Lào chia ra làm 4 giai đoạn:

Đợt 1 (20 tháng 1 - 7 tháng 2) Đợt 2 (8 tháng 2 - 31 tháng 3)

Đợt 3 (1 tháng 4 - 30 tháng 4) Đợt 4 (8 tháng 5 - 15 tháng 7):

Sau chiến thắng Khe Sanh Đường 9 - Nam Lào quân đội ta mở Chiến dịch Đông Bắc Cam-pu-chia diễn ra từ ngày 30 tháng 01 đến ngày 23 tháng 3 năm 1971. Vào mùa hè năm 1972 quân và dân ta mở cuộc tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam bằng các chiến dịch ỏ Trị - Thiên từ ngày 30 tháng 3 đến ngày 27 tháng 6 năm 1972 , Bắc Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ Từ ngày 01 tháng 4 năm 1972 đến ngày 19 tháng 01 năm 1973; ở đồng bằng sông cửu Long, Trung Bộ. Trong đó hướng tiến công chính là Trị - Thiên

Câu 14: Trận chiến thành cổ Quảng Trị 1972 bắt đầu và kết thúc ngày tháng nào? kéo dài bao lâu ?

Trận Thành cổ Quảng Trị. Bắt đầu từ trưa ngày 30-3-1972, ngày 2-5-1972, thị xã Quảng Trị được giải phóng, kéo dài 81 ngày đêm

Nam: Mời các em im lặng tiếp tục lắng nghe

Ngày 06 tháng 4 năm 1972, đế quốc Mỹ huy động một lực lượng lớn không quân và hải quân mở cuộc chiến tranh đánh phá miền Bắc lần thứ hai Với tinh thần dũng cảm và cách đánh mưu trí, qua 07 tháng chiến đấu quyết liệt, quân và dân miền Bắc, đã bắn rơi 654 máy bay, bắn chìm và bắn cháy 125 tàu chiến.

Trước những thất bại nặng nề, đêm 18 tháng 12 năm 1972, đế quốc Mỹ liều lĩnh mở cuộc tập kích đường không chiến lược quy mô lớn nhất mang tên “chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ 2” vào miền Bắc Dư luận thế giới gọi đây là trận “Điện Biên Phủ trên không”. thắng lợi của quân và dân ta đã buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri về Việt Nam ngày 27 tháng 01 năm 1972 cam kết tôn trọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, chấm dứt dính líu về quân sự, rút hết quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam. Bầi thơ cuối cùng của Bấc Hồ trước lúc đi xa đã thành sự thật

Năm qua thắng lợi vẻ vang

Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to

Vì độc lập, vì tự do

Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào

Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào.

Bắc – Nam sum họp xuân nào vui hơn.

Quân đội nhân dân Việt Nam cùng toàn dân tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1973-1975).

Câu 15: Tiến về Sài gòn giải phóng miền Nam thống nhất đất nước là ý chí là là nguyện vọng của toàn dân tộc. Sự hân hoan chờ đợi bao nhiêu năm được thể hiện trong bài hát nào?

Bài Tiến về Sài Gòn

Câu 16: cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 gồm bao nhiêu chiến dịch?

Gồm 3 chiến dịch:

chiến dịch Tây Nguyên - chiến dịch Trị - Thiên - Huế - Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Câu 17: Chiến dịch Tây Nguyên bắt đầu ngày tháng năm nào? Thị xã thành phố nào được giải phóng đầu tiên trong chiến dịch này?

Chiến dịch Tây Nguyên bắt đầu ngày 04 tháng 3 năm 1975, ngày 10 và 11 tháng 3 năm 1975, quân ta giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột.

Câu 18: Chiến dịch Trị thiên Huế bắt đầu ngày tháng năm nào? Thị xã thành phố nào được giải phóng đầu tiên trong chiến dịch này?

Chiến dịch Trị - Thiên - Huế bắt đầu ngày 05 tháng 3 năm 1975,, 19/3/ 1975 giải phóng tỉnh Quảng Trị;

Câu 19: Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu ngày tháng năm nào? Kết thúc vào ngày tháng năm nào?

Chiến dịch Hồ Chí Minh bát đầu ngày 14 tháng 4 năm 1975 kết thúc lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/ 4 /1975

Câu 20: Hân hoan chaò đón ngày độc lập , ngày thống nhất đất nước. Thành phố Sài Gòn được mang Tên Bác Hồ vĩ đại . Một bài hát đón chào mùa xuân mang tên Bác? Đó là bài hát nào?

Bài Mùa xuân trên Thành Phố Hồ Chí Minh

Câu 21: Trong chiến dịch Tây Nguyên 1975 tại Ayun pa đã có chiến thắng nào? Tên gọi hiện nay của đường 7?

Trong chiến dịch Tây nguyên tại Ayun pa đã có chiến thắng Sông bờ tại đường 7 hiện nay là quốc lộ 25

Nữ: Mời các em im lặng tiếp tục lắng nghe

Ngày 03 tháng 5 năm 1975, tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari cho quân đổ bộ lên đảo Phú Quốc; ngày 08 tháng 5, chúng xâm phạm lãnh thổ Việt Nam ở nhiều nơi từ Hà Tiên đến Tây Ninh và ngày 10 tháng 5 năm 1975, chúng tiến công đánh chiếm đảo Thổ Chu. Tiếp đó, chúng nhiều lần xua quân đi lấn chiếm lãnh thổ của nước ta ở Gia Lai, Kon Tum và Đắc Lắc. và trên toàn tuyến biên giới, gây ra nhiều cuộc thảm sát man rợ đối với nhân dân Việt Nam sống dọc biên giới.

Câu 22: Nêu thời gian bắt đầu và kết thúc chiến dịch Biên Giới Tây Nam ? Nhằm mục đích gì?

Chiến dịch biên giới Tây Nam 12/1978 - 1/1979 Hoặc từ ngày 30-4-1977 đến 7-1-1979). Nhằm mục đích bảo vệ Tổ quốc- bảo vệ biên giới Tây Nam . giúp cho nhân dân Cam-pu-chia đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt - Iêng Xari giúp bạn xây dựng lại đất nước.

Nữ: Mời các em im lặng tiếp tục lắng nghe

Năm 1979, cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đã diễn ra trên tuyến biên giới phía Bắc. Trên các hướng, dựa vào thế trận đã chuẩn bị sẵn, các lực lượng vũ trang địa phương, dân quân tự vệ đã phối hợp với một bộ phận bộ đội chủ lực cùng đồng bào các dân tộc vùng biên giới đã anh dũng chiến đấu, bảo vệ vững chắc từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc

Câu 23: Một bài hát truyền thống nói lên đời lính chiến đấu gian lao mà anh dũng, vẫn hát lên khúc hát quân hành . Bài hát đó tên gì ? Bài Hát mãi khúc quân hành

Câu 24: Nêu thời gian bắt đầu và kết thúc chiến dịch Biên Giới phía Bắc

Chiến dịch Biên Giới phía Bắc bắc đầu ngày 17/ 2/1979, kết thúc ngày 16 tháng 3

Nam: Mời các em im lặng tiếp tục lắng nghe

Năm 1988 Trung quốc tấn công Đảo Gạc ma thuộc quần đảo Trường Sa .

Câu 25: Trung quốc tấn công Đảo Gạc ma thuộc quần đảo Trường Sa vào ngày tháng năm nào? Ý nghĩa của cuộc chiến Đảo Gạc Ma

ngày 14/3/1988. Cuộc chiến Đảo Gạc Ma là cuộc chiến đấu bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ trên Biển Đông của dân tộc Việt Nam, của Nhà nước Viêt Nam

Câu 26: Lực lượng Kiểm ngư, Cảnh Sát Biển Việt Nam đã đẩy lùi giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc bao nhiêu ngày đêm? Bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?

Qua 75 ngày đêm Từ ngày 1/5 /2014 đến 16/7/ 2014

Câu 27: Hải quân Việt Nam hiện nay được trang bị bao nhiêu tàu chiến, tàu ngầm.

127 tàu chiến 3 tàu ngầm 58 máy bay

Câu 28: Kể tên 12 huyện đảo của Việt Nam

1 Bạch Long Vĩ thuộc thành phố Hải Phòng,

2- Huyện đảo Cát Hải: thuộc thành phố Hải Phòng

3- Huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh

4- Huyện đảo Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu,

5- Huyện đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng Trị

6- Huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng.

7- Huyện đảo Kiên Hải thuộc tỉnh Kiên Giang,

8- Huyện đảo Lý Sơn thuộc tỉnh QUẢNG NGÃI.

9- Huyện đảo Phú Quý thuộc tỉnh Bình Thuận

10- Huyện đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang

11- Huyện đảo Trường Sa của tỉnh Khánh Hòa,

12- Huyện đảo Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh

Câu 29: Những phong trào ủng hộ Trường Sa, Hoang Sa gần đây.

Góp đá xây Trường Sa Nghĩa tình Hoàng Sa - Trường Sa”

Đời lính chiến đấu gian lao mà anh dũng. Vẫn luôn thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời, yêu đất nước, Tổ quốc của chiến sĩ QĐND Việt Nam . Bài hát nào thể hiện điều này ?

Bài Cuộc đời vẫn đẹp sao


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!