Cúng tất niên xong có hóa vàng không?

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 16 Tháng một, 2023

Cúng tất niên xong có hóa vàng không và cần làm gì cho đúng nghi thức? là câu hỏi băn khoăn của rất nhiều người. Vậy cúng tất niên thế nào cho đúng, hóa vàng tất niên như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Hóa vàng, có thể hiểu là một hình thức dâng cúng các giá trị vật chất cho những người ở thế giới bên kia. Vì không thể dùng vật chất và tiền bạc thật để đốt; nên con người sử dụng tiền vàng mã và những vật dụng tượng trưng làm bằng giấy.

Cúng tất niên xong có hóa vàng không?

Trong các lễ vật dâng lên ban thờ cúng tất niên có vàng mã thì sau khi cúng tất niên cũng cần gia chủ tiến hành hóa vàng rồi mới xin hạ mâm thụ lộc. Khi hóa vàng, phần tiền và vàng cần phải hóa trước cho các gia thần, sau đó mới đến các đồ dùng của tổ tiên. Theo tín ngưỡng của người dân Việt, trần sau âm vậy nên việc đốt vàng mã đã trở thành phong tục không thể thiếu của dân tộc Việt Nam.

Lễ cúng tất niên là một trong những lễ cúng quan trọng nhất dịp tết, chuẩn bị cho thời khắc bước sang năm mới nên việc đốt vàng mã cũng là để gia tiên có đầy đủ các vật dụng đón tết. Tuy nhiên, nhiều người có quan niệm sai lầm rằng đốt càng nhiều vàng mã càng tốt, càng giúp tổ tiên có nhiều tiền bạc, vật dụng sử dụng ở cõi âm. Thực tế, điều quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm của gia chủ khi cúng bái và không nên quá mê tín gây tiêu tốn tiền tài hay ảnh hưởng đến bầu không khí chung ở khu vực sinh sống.

T.S Đinh Đức Tiến khi nói về việc hóa vàng cũng khẳng định: “Chỉ cần hóa vàng một ít và hương khói, mâm cỗ đầy đủ trong những ngày quan trọng là đã đủ và đúng với truyền thống văn hóa nước ta. Việc đốt vàng mã số lượng lớn, đốt một cách bừa bãi chính là hủy hoại môi trường. Việc làm này không mang ý nghĩa tỏ lòng thành kính để tổ tiên chứng giám. Hóa vàng càng nhiều càng tốt là một quan niệm sai lầm.”

Bài khấn hóa vàng sau lễ cúng tất niên

Sau lễ cúng tất niên, khi bắt đầu hóa vàng mã, gia chủ cũng cần đọc một bài khấn đơn giản đủ ý gửi đến tổ tiên, thần linh.

Con Nam mô A Di Đà Phật (đọc lặp lại 3 lần, đồng thời chắp tay khấn vái 3 lần)

Con lạy chín phương trời, con lạy chư Phật mười phương

Con lại Hoàng Thiên Hậu Thổ, lạy chư vị tôn thần nơi đây

Con lạy các ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, các vị Táo quân, vị Long mạch Tôn Thần.

Con lạy các cụ tổ khảo, lạy các cụ tổ tỷ, các cụ tổ tiên nội ngoại.

Hôm nay là ngày 30 tháng chạp năm..........

Gia chủ chúng con là:.........., năm nay ..... tuổi

Nay ngụ tại:..........

Nhân dịp năm cũ sắp qua, năm mới đang tới, chúng con thành tâm sửa biện các lễ vật, hương hoa kính cẩn dâng lên trước án, xin lễ tạ các bậc Tôn thần, tổ tiên.

Kính xin được phù hộ độ trì, mọi điều tốt lành, con cháu bình an được hưởng tài lộc trong năm mới. Với lòng thành kính dâng, cúi xin chứng giám soi xét cho chúng con.

Con Nam mô A Di Đà Phật (đọc lặp lại 3 lần kèm chắp tay vái 3 lạy)

Sau khi đọc xong bài khấn có thể tiến hành hóa vàng mã và thụ lộc khi nhang trên ban thờ đã cháy hết.

Tham khảo thêm các bài viết hay về Tết nguyên đán 2023 tại Tìm Đáp Án

16 Tháng một, 2023

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!