Cúng giao thừa lúc mấy giờ?

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 07 Tháng mười một, 2022

Cúng giao thừa lúc mấy giờ? Không cúng giao thừa có sao không? Nghi lễ thắp hương giao thừa bắt đầu từ mấy giờ? TimDapAnmời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Cúng giao thừa lúc mấy giờ thì đúng?

Giao thừa là thời khắc chuyển giao từ ngày 30 tháng Chạp - tháng 12 Âm lịch sang ngày mùng 1 tháng Giêng - tháng 1 Âm lịch (với năm thiếu thì sẽ là từ ngày 29 tháng Chạp sang ngày mùng 1 tháng Giêng). Đêm ngày 30 hoặc ngày 29 tháng Chạp còn được gọi là đêm trừ tịch. Đêm trừ tịch mang ý nghĩa là để trừ hết những điều không may mắn của năm cũ để đón những điều may mắn hơn khi bước sang năm mới. Vào đêm 30 (hoặc 29), các gia đình Việt thường chuẩn bị một mâm cỗ để thực hiện nghi lễ cúng giao thừa.

Nghi lễ thắp hương giao thừa thường được thực hiện vào giờ chính Tý, tức là đúng 12 giờ đêm ngày 30 (hoặc ngày 29) tháng Chạp, thời khắc chuyển sang mùng 1 Tết của năm mới, để tiễn đưa những vị thần của năm cũ và nghênh đón những vị thần mới. Mỗi gia đình thường chuẩn bị một chiếc bàn được trải một tấm vải trải bàn màu vàng hoặc đỏ (tùy từng gia đình có thể dùng khăn trải bàn hoặc không) để đặt mâm lễ cúng giao thừa. Thông thường, các gia đình sẽ tiến hành cúng giao thừa ngoài trời trước, sau đó sẽ cúng và thắp hương giao thừa trong nhà.

Không cúng giao thừa có được không?

Cúng giao thừa hay còn gọi là lễ trừ tịch, giúp xua đi những điều không tốt và đón điều may mắn đến với gia đình. Bên cạnh đó còn thể hiện lòng thành đối với tổ tiên, thần linh. Theo quan niệm dân gian, nếu không cúng giao thừa thì gia chủ sẽ không được thần linh, tổ tiên chứng giám, sang năm mới mọi việc sẽ không như ý. 

Thật ra, cúng kiến mang nhiều ý nghĩa tâm linh cầu mong sự bình an, nhiều may mắn, sức khỏe và tài lộc. Không cúng giao thừa có sao không? Câu trả lời đó là KHÔNG.

Nếu trong dịp giao thừa quý gia chủ bận việc đột xuất hay không thể cúng giao thừa thì vẫn không sao. Tuy nhiên, dù thế nào đi chăng nữa thì quý gia chủ nên duy trì truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Lễ vật cúng giao thừa gồm những gì?

Như đã nói ở trên, lễ cúng giao thừa được thực hiện trong nhà và cả ngoài sân. Do vậy, chúng ta cũng cần phải lưu ý vấn đề này và chuẩn bị các lễ vật cần thiết, chuẩn tâm linh để dâng lên quan hành khiển và thần linh ông bà.

Các lễ vật trong mâm cúng giao thừa cần phải có như sau:

  • Mâm cúng giao thừa ngoài trời gồm các lễ vật như ngũ quả, hoa tươi, nhang, nến hoặc đèn dầu, trầu cau, gà trống luộc hay thịt heo luộc điều được, xôi, bánh chưng, rượu và một số món ăn truyền thống khác tùy vào gia chủ
  • Mâm cúng giao thừa trong nhà thường sẽ bao gồm những món ăn mặn ngày tết: bánh chưng, ngũ quả, chả giò, trầu cau, bánh kẹo, rượu bia,…

Tùy vào điều kiện kinh tế cũng như phong tục tín ngưỡng của từng vùng miền, do vậy lễ vật trên các mâm cúng sẽ có sự khác biệt nên chúng ta cũng không có quá nhiều bất ngờ.

Cúng giao thừa 2023 là một nghi thức truyền thống không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về, đặc biệt là trong khoảnh khắc giao thời, đón năm mới, tiễn năm cũ. Vậy mâm cỗ cúng giao thừa, bài khấn giao thừa như thế nào? Nên cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời? cùng theo dõi thêm sau đây.

07 Tháng mười một, 2022