Cách cúng ông Táo đơn giản

Bùi Thế Hiển
Admin 26 Tháng mười một, 2019

Cuộc sống hiện đại khiến cho con người luôn bị cuốn đi bởi công việc bận rộn. Vậy làm sao để chuẩn bị lễ cúng Táo quân vừa đầy đủ lại đúng phong tục truyền thống với quỹ thời gian eo hẹp. Nhằm giúp các bạn tiết kiệm thời gian cho việc chuẩn bị lễ cúng tiễn Táo quân ngày 23 tháng Chạp, Tìm Đáp Án xin chia sẻ cách cúng ông Táo đơn giản mà vẫn đúng nghi thức truyền thống. Mời các bạn cùng tham khảo.

Tục lệ cúng Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch là một nghi thức quan trọng của người Việt Nam. Tuy nhiên do bận rộn với công việc nên mọi người thường cố gắng chuẩn bị lễ cúng Táo quân sao cho đơn giản hơn. Dưới đây là một số chia sẻ của TimDapAnvề cách chuẩn bị mâm lễ cúng Táo quân đơn giản cũng như các nghi thức cúng Táo quân để các bạn có một lễ tiễn ông Táo về trời đơn giản nhưng vẫn đầy đủ và thành tâm.

1. Tục lệ cúng Táo quân

Theo tục lệ cổ truyền của người Việt, cứ ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép bay về thiên đình để trình báo mọi việc của gia đình dưới hạ giới xảy ra trong một năm với Ngọc hoàng. Vì thế mà có lễ cúng ông Công, ông Táo về chầu trời.

Trước đây, nhiều người cho rằng việc cúng ông Công, ông Táo phải được làm trước 12h ngày 23 tháng Chạp để ông Táo kịp báo cáo.

Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác bởi theo truyền thuyết thì chỉ đến tối ông Táo mới về chầu trời. Vì vậy, nếu bận công việc, các gia đình có thể cúng Táo quân trong ngày 23 hoặc có thể làm sớm hơn từ 21 đến 23 tháng Chạp.

Theo các chuyên gia phong thủy, trong tháng Chạp năm 2018 có 3 ngày đẹp để cúng Táo quân.

Ngày tốt nhất để làm lễ cúng ông Táo là ngày 22 tháng Chạp (ngày Canh Ngọ) vì ngày đó vừa vào tiết Lập xuân, rất phù hợp để làm lễ cúng.

Giờ cúng tốt nhất trong ngày này là giờ Ngọ (11 – 13h) hoặc giờ Mùi (13 – 15h). Tuy nhiên, những người tuổi Tý tuyệt đối không nên cúng ông Táo vào ngày này.

Ngày tốt thứ hai để cúng ông Táo là 20 tháng Chạp (ngày Mậu Thìn). Vào ngày này, gia chủ nên cúng vào khoảng 9 – 11h (giờ Tỵ) hoặc từ 13 – 15h (giờ Mùi).

Những người sinh năm Tuất không nên cúng vào ngày này.

Ngày cuối cùng phù hợp để cúng Táo quân trong năm nay là ngày 23 tháng Chạp. Đây là ngày bất cứ ai cũng có thể làm lễ.

Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo trước 1 ngày tức là vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc ngày 23 tháng Chạp.

Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới.

2. Lễ vật cúng Táo quân

  • Mũ ông Táo 3 chiếc: 2 chiếc dành cho Táo ông loại có cánh chuồn và 1 chiếc cho Táo bà thì không có phần cánh chuồn
  • Quần áo giấy cho Táo: hai bộ cho nam, 1 bộ cho nữ
  • Hài Táo Quân: 2 đôi hài nam, 1 đôi hài nữ
  • Giấy tiền vàng mã
  • Trái cây tươi trái cây tươi (quả phật thủ, xoài, táo, cam, thanh long, nho,…)
  • Cau trầu tươi.
  • Hương, nến, rượu nếp hoặc trà.

Theo quan niệm dân gian, để các vị Táo quân có phương tiện đi lại khi từ hạ giới về chầu trời, ở miền Bắc người ta thường chuẩn bị 3 con cá chép đỏ sống để bơi trong chậu nước với quan niệm “cá chép hóa rồng” đưa các Táo về trời. Những con cá chép này sẽ thả ra các ao hồ hoặc sông sau khi làm lễ cúng (phóng sinh).

Ở miền Trung, mọi người dùng ngựa bằng giấy để cúng. Còn cúng ông táo ở miền Nam, lễ vật được chuẩn bị có phần đơn giản hơn, bao gồm mũ, áo hài và cá chép giấy.

3. Mâm lễ cúng Táo quân đơn giản

Tùy theo điều kiện gia cảnh mà gia chủ có thể chuẩn bị mâm lễ cúng bao gồm mâm lễ mặn và mâm lễ ngọt hay mâm lễ chay. Trong phần nội dung bài viết này, TimDapAnsẽ chia sẻ cho các bạn cách chuẩn bị mâm cơm cúng mặn cúng ông Táo đầy đủ sẽ bao gồm các món:

1 con gà trống luộc chéo cánh ngậm hoa tỉa ớt hoặc hoa hồng (có thể thay bằng thịt heo luộc hoặc vịt quay)

1 đĩa xôi gấc (có thể thay bằng xôi lá cẩm, xôi đậu, xôi lá nếp)

1 đĩa giò lợn

1 cái bánh chưng

1 tô canh chân giò nấu măng (hoặc canh mọc)

1 đĩa rau xào thập cẩm, chả rán, thịt đông,…

1 chén gạo và 1 chén muối.

Ngoài ra có thể chuẩn bị thêm chè hoa cau hoặc chè trôi nước, chè kho, các loại bánh ngọt.

Sau khi đã chuẩn bị xong hết thì thắp hương cúng ông Công ông Táo trước 12h.

Lưu ý: Khi cúng nhớ phải lên hương trước, châm nến, sau đó rót rượu.

4. Bài khấn Táo quân ngày 23 tháng Chạp

Nam - mô- a- di- đà phật

Kính lạy ngài đông trù tư mệnh Táo quân phủ thần quân.

Chúng con là:......... ngụ tại....

Nhân ngày Táo quân trầu trời 23/12 năm Kỷ Hợi, tín chủ chúng con thành tâm sửa biện hương hoa vật phẩm xiêm, áo, mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án.

Dâng hiến tôn thần

Đốt nén tâm hương

Dốc lòng bái thỉnh

Chúng con kinh mời ngài đông trù tư mệnh, táo phủ, thần quân, giang lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.

Phỏng theo lệ cũ, ngài là chủ vị, ngũ tại gia thần, Táo quân chứng giám. Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin tôn thần, gian ân châm chước, ban lộc ban phúc, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang khái.

Tín chủ chúng con họ.... nhất tâm nhất lễ nhất kêu nhất cầu xám hối trước quan thổ công thần linh, chúa bà bản cảnh xứ số nhà.... con xin quan thần linh thổ công ban tài ban lộc ban bình an cho tín chủ con, con tuổi còn trẻ, đầu còn xanh, còn nhiều sơ mơ lầm lỗi con xin ngài đánh chữ đại xá cho tín chủ con.

Giãi tâm lòng thành, cúi xin chứng dám.

Nam mô a di đà phật (3 lần)

Lưu ý: Lên hương trên ban xong, châm nến rót rượu, chai rượu luôn mở nắp. Sau đó, khấn hết bài khấn, khấn xong lại rót thêm rượu vào chén. Rồi xuống bếp thắp hương (vẫn bài khấn đó) vì thổ công chính là thần bếp.

Không được để tàn hương mới hóa vàng, hết 2/3 hương là phải đi hóa vàng.

Hóa vàng thì hóa hết cả chân nhang cũ, sau đó đợi hết nóng thì mang ra sông thả, thả ở sông sạch, trong mát, thả cá trước sau đó thì thả đồ đã hóa. Xuống hẳn rìa sông thả chứ ko phải đứng trên cầu quăng xuống.

Ngoài ra còn nhiều bài viết hay và chi tiết về các lễ cúng truyền thống trong dịp tết âm lịch các bạn có thể tham khảo thêm trên chuyên mục Tết nguyên đán của Tìm Đáp Án.

Xem thêm


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!