Bài khấn khi đốt vàng mã

Bùi Thế Hiển
Admin 12 Tháng một, 2023

Bài khấn khi đốt vàng mã - Văn khấn khi hóa vàng như thế nào cho đúng, TimDapAnmời các bạn cùng theo dõi bài viết tổng hợp dưới đây để biết được văn khấn khi đốt vàng mã cũng như những lưu ý trong quá trình hóa vàng.

1. Bài cúng hóa vàng mùng 3 Tết

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần).

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần.

Con kính lạy ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch tôn thần.

Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày mùng ..., tháng Giêng, năm Tân Sửu.

Chúng con là: ..., tuổi: …

Hiện cư ngụ tại: …

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.

Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.

Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

2. Văn khấn đốt vàng mã cho người mất

Sau khi cúng xong, quý gia chủ phải đọc bài văn khấn đốt vàng mã cho người mất. Điều lưu ý ở đây chính là gia chủ phải nhớ đọc văn khấn khi hóa vàng cho tiên linh ông bà.

NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT !

NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT !

NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT !

Kính lạy:

Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.
Ngài Đương niên, Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng, các Ngài Thổ Địa, Táo Quân, Long Mạch Tôn Thần.
Các Tổ Khảo, Tổ Tỷ, nội ngoại tiên linh.
Hôm nay là ngày mồng ………. tháng Giên năm ………..

Tín chủ chúng con ……………. Ngụ tại …………………….Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cúng dâng trước án.

Kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên Đán đã qua, nay xin thiêu hoá kim ngân, lễ tạ Tôn Thần, rước tiễn tiên linh trở về Âm giới.

Kính xin : Lưu phúc lưu ân, phù hộ độ trì, dương cơ âm mộ, mọi chỗ tốt lành. Cháu con được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng. Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Nam mô Chứng Minh Sư Bồ Tát

Nam mô Chứng Minh Sư Bồ Tát

Nam mô Chứng Minh Sư Bồ Tát

Bài khấn đốt vàng mã

Vì có nhiều quan điểm khác nhau nên bài văn khấn khi đốt vàng mã chỉ mang tính chất tham khảo cho mọi người trong dịp rằm tháng 7 hay ngày hóa vàng mùng 3 Tết nguyên Đán.

Âm dương nhất lý

Lễ phật hoàn thành

Phần hoá kim ngân

Cúng giàng lễ tất

hoặc

Dương sao âm vậy

Lễ Phật đã xong

Phần* hoá ** vàng bạc

Cúng dàng đã xong

* phần: đốt cháy

** hóa: chệch âm của chữ Hoả = Lửa, đốt cháy

3. Rằm tháng 7 có nên đốt vàng mã?

Vào dịp rằm tháng 7, sau khi cúng gia tiên với bài văn khấn rằm tháng 7, nhiều gia đình sẽ phải hóa vàng mã. Người thì cho rằng đổ rượu vào tro vàng mã thì mới hoàn tất quá trình đốt mã, người âm mới nhận được đồ do người dương cúng. Bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng đổ rượu vào tro vàng mã có ý nghĩa là "hỏa tịnh", làm cho lửa tắt trong sạch sẽ mà thôi.

Đốt vàng mã là tấm lòng người dương gửi tới người âm với tâm niệm "trần sao âm vậy", vì thế hãy đốt vàng mã một cách văn minh, vừa phải và đúng mực để phù hợp với phong tục tập quán của dân gian ta.

Đốt vàng mã không phải là quan niệm của Đạo Phật. Mặc dù báo chí đã không ít lần đề cập đến vấn đề mê tín khi đốt vàng mã nhưng hiện nay tục đốt vàng mã vẫn
diễn ra rầm rộ.

“Theo tinh thần Phật giáo, đạo hiếu Vu lan tức là biết lo lắng cho tất cả mọi người xung quanh, giàu lòng vị tha và chăm sóc cho nhau. Cuộc sống cần phải có tâm hướng thiện.

Trong tháng này, ai có tín ngưỡng có thể đi chùa nhiều hơn hoặc bằng các việc làm cụ thể, giúp đỡ cộng đồng”, thầy Thích Thiện Chiếu giải thích.

Vào ngày Rằm tháng 7, nếu không muốn đốt vàng mã nhiều thì bạn có thể cân nhắc làm việc sau:

1. Cúng các cô hồn trong tháng bất cứ ngày nào, nếu vào ngày mùng 2 hoặc 16 âm lịch thì càng tốt để tỏ lòng thành chính mình.

2. Thăm mộ phần của người thân trong gia đình ở ngoài nghĩa địa hay vãng sanh đường trong chùa chiền lưu giữ các hũ hài cốt. Vì trong tháng cô hồn còn gọi là Tết của những người Âm.

3. Trước khi dọn đồ ra cúng cô hồn, các bạn chưa kịp thắp nhang khấn vái thì có những người tranh nhau giật các đồ cúng từ trên tay bạn thì ngay lập tức nên buông thả đồ cúng ra khỏi tay bạn.

Nếu bạn giật lại thì hậu quả nhận được là những điều tệ hại. Nếu khi bạn chưa làm lễ cúng mà đã có người chầu chực để giật có nghĩa là tín hiệu tốt.

4. Nên hạn chế sát sinh các con vật.

5. Nên cúng xe ô tô dù có kinh doanh hay không kinh doanh.

6. Nên ăn chay để tránh điềm dữ.

7. Nên làm phúc thiện mạnh mẽ trong tháng này.

8. Nếu biết tụng kinh thì nên trì tụng (Chú Đại bi, chuẩn đề, Vu Lan báo hiếu, Địa tạng)

9. Nên ăn nói nhã nhặn vui vẻ trong gia đình hay trong bạn bè đối tác.

10. Nên tránh xa các cuộc xung đột.

11. Nên cứu người khi gặp nguy cấp.

12. Nên đi chùa chiền thắp nhang cầu xin sức khỏe, cầu siêu…

4. Văn khấn đốt vàng mã rằm tháng 7

Rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan báo hiếu, do vậy vào ngày này, các thành viên trong gia đình điều chuẩn bị lễ vật và đốt vàng mã cho tiên linh ông bà.

“Theo tinh thần Phật giáo, đạo hiếu Vu lan tức là biết lo lắng cho tất cả mọi người xung quanh, giàu lòng vị tha và chăm sóc cho nhau. Cuộc sống cần phải có tâm hướng thiện.

Nội dung văn khấn đốt vàng mã rằm tháng 7 cụ thể như sau:

Âm dương nhất lý

Lễ phật hoàn thành

Phần hoá kim ngân

Cúng giàng lễ tất

hoặc

Dương sao âm vậy

Lễ Phật đã xong

Phần* hoá ** vàng bạc

Cúng dàng đã xong

5. Lưu ý khi đốt vàng mã

Theo bà Nguyễn Võ Uyên Mi (giảng viên phong thủy TP. Hồ Chí Minh) cho rằng:

“Đốt vàng mã là một trong những phong tục của người Việt Nam Vàng mã là những loại giấy tiền in các bài kinh văn siêu độ cho vong linh. Tuy nhiên, việc sử dụng loại giấy tiền mô phỏng tiền tệ hiện đại và các vật dụng công nghệ như xe máy, điện thoại, máy tính bảng nên đã làm mất đi phần nào ý nghĩa thiêng liêng của việc đốt giấy tiền ban đầu.

“Khi đốt nên chậm rãi, từ tốn, vừa đốt vừa gọi tên người đã mất. Không được đốt nhanh một lần bằng việc gom tất cả cho vào lửa và bỏ đấy. Hành động này là hấp tấp, không thành tâm.

Vật dụng đốt cho ai nên ghi rõ họ tên, không dùng từ “chết” mà nên dùng từ “đại nạn” vào năm nào. Khi đốt, gia chủ cũng không được dùng "cây khấn" vào tiền đang đốt sẽ làm nát hết phần tro. Đặc biệt, gia chủ càng không nên dùng nước dội thẳng vào để dập lửa khi lửa chưa tàn hết".

Cúng hoá vàng được thực hiện ở sân hoặc một góc vườn sạch sẽ. Theo đó, khi gần hết 1 tuần hương người ta bắt đầu hóa tiền vàng. Mỗi lễ vàng tiền đều được hóa riêng từ các bậc cao xuống theo thứ tự gia thần trước, gia tiên sau.

Trên đây Tìm Đáp Án vừa gửi tới bạn đọc bài viết Bài khấn khi đốt vàng mã. Bài viết đã gửi tới bạn đọc bài văn khấn khi đốt vàng mã, những lưu ý khi đốt vàng mã... Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu bổ ích nhé.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!