Ăn xoài có nóng không?
- Ăn xoài có nóng không?
- Ăn xoài thế nào là đúng cách
- Công dụng của quả xoài
- Một số câu hỏi thường gặp về xoài
- Ăn xoài xanh có tác hại gì?
- Người ốm có nên ăn xoài không?
- Thủy đậu có được ăn xoài không?
- Hút thai xong có được ăn Xoài không?
- Sốt xuất huyết có ăn xoài được không?
- Ăn xoài chín có mập không?
- Trẻ ăn xoài có tốt không?
- Ăn xoài chín ban đêm có tốt không?
Ăn xoài có nóng không? Ăn xoài có béo không? Ăn xoài có tác dụng gì?... Trong bài viết này TimDapAnsẽ giải đáp tất cả những câu hỏi liên quan đến quả xoài và công dụng khi ăn xoài.
Nước mía có tác dụng gì và có nên uống nước mía hằng ngày
Ăn xoài có nóng không?
Rất nhiều người sau khi ăn xoài xong thường có cảm giác người nóng ran, khó chịu và từ đó họ cho rằng xoài là loại quả có tính nóng. Tuy nhiên, quan điểm này lại hoàn toàn sai lầm bởi theo y học cổ truyền thì xoài có tính bình, không nóng cũng không mát.
Lý do mà nhiều người cảm thấy nóng sau khi ăn xoài có thể do họ ăn quá nhiều, hơn nữa trong loại quả này có hàm lượng đường tự nhiên khá cao. Nếu ăn nhiều xoài thì cơ thể bạn sẽ buộc phải sinh nhiệt để thích ứng và tiêu thụ những chất dinh dưỡng, do đó có cảm giác nóng sau khi ăn xoài là hoàn toàn dễ hiểu.
Nói tóm lại, nếu bạn ăn với mức độ hợp lý thì xoài không hề gây nóng mà ngược lại, loại quả này còn có rất nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn điểm qua những công dụng của quả xoài nhé.
Ăn xoài thế nào là đúng cách
Theo nghiên cứu khoa học, một cốc sinh tố xoài sẽ cung cấp cho cơ thể 103 calo, nhiều loại vitamin như vitamin C, A, B cùng các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như kali, đồng, magie...
Ăn một quả xoài mỗi ngày không chỉ giúp bạn phòng chống bệnh ung thư, chống thoái hóa điểm vàng, tốt cho tiêu hóa... mà còn hỗ trợ làm đẹp da, giảm cân.
- Đối với người trưởng thành, mỗi ngày không nên ăn quá 300 gam xoài, đồng thời nên chia ra nhiều lần, mỗi lần chỉ khoảng 80 - 100 gam. Còn với những người mắc chứng tiểu đường, thừa cân, béo phì thì chỉ nên ăn 2 - 3 quả xoài một tuần.
- Tránh ăn xoài khi đói bụng bởi sẽ gây kích thích dạ dày, làm tăng dịch vị và nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột, thậm chí có thể gây ngộ độc.
- Những người có cơ địa dị ứng, hen suyễn hay mắc bệnh ngoài da thì không nên ăn xoài hoặc nếu ăn thì phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
- Không nên ăn xoài khi uống rượu, đặc biệt là xoài xanh bởi sẽ có thể khiến bạn bị ngộ độc hoặc thậm chí hủy hoại niêm mạc dạ dày.
- Không nên ăn xoài cùng với một số loại hải sản bởi sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng.
Công dụng của quả xoài
Phòng chống ung thư
Trong quả xoài chín có rất nhiều chất chống oxy hóa như quercitrin, astragalin, isoquercitrin, axit gallic hay methyl gallate giúp cơ thể chống lại bệnh đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú hay bệnh bạch cầu. Chính vì vậy, bạn đừng quên bổ sung lượng xoài hợp lý vào khẩu phần dinh dưỡng mỗi ngày nhé.
Tốt cho mắt
Chất chống oxy hóa zeaxanthin trong quả xoài có tác dụng giúp giảm thoái hóa điểm vàng vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó, xoài cũng rất giàu vitamin A, có tác dụng hỗ trợ thị lực, chống lại bệnh khô mắt và tránh được chứng mù đêm.
Ngăn ngừa dị tật thai nhi
Trong quả xoài có chứa nhiều axit folic, đây là một trong những dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với phụ nữ mang thai, giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Ngoài ra, xoài cũng cung cấp nhiều khoáng chất có lợi cho bà bầu như canxi, magie, hay một số vitamin nhóm B khác.
Hỗ trợ tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ dồi dào có trong quả xoài sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của bạn hoạt động khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Bên cạnh đó, xoài còn chứa một số enzym có lợi cho việc chữa kiết lị hay nhiễm trùng đường tiết niệu rất hiệu quả nữa đấy.
Giúp bổ não và cải thiện trí nhớ
Trong xoài có chứa glutamine (một protein quan trọng cho sự tập trung và trí nhớ) nên rất có lợi cho những người làm việc bằng trí óc hay người bị suy nhược thần kinh. Ngoài ra, xoài còn là thực phẩm có tác dụng chữa thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ rất tốt.
Tăng cường miễn dịch
Sự kết hợp của vitamin A, vitamin C cùng 25 loại carotenoid khác nhau có trong xoài có tác dụng giúp cho hệ miễn dịch của bạn luôn khỏe mạnh. Vì thế, bổ sung xoài vào khẩu phần ăn hằng ngày là cách đơn giản để bạn có một hệ miễn dịch tốt, giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh hơn.
Kiểm soát cholesterol hiệu quả
Xoài có chứa hàm lượng vitamin C và chất xơ dồi dào, giúp làm giảm mức cholesterol xấu trong máu. Ngoài ra, lượng kali trong xoài cũng là một thành phần cần thiết của tế bào, giúp kiểm soát nhịp tim cũng như huyết áp hiệu quả hơn.
Hỗ trợ giảm cân
Xoài có hàm lượng chất xơ cao, có tác dụng làm chậm tiến trình hấp thu đường vào máu. Vì vậy, ăn xoài sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng hiệu quả. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc xay sinh tố, làm gỏi... Ngoài ra, theo các chuyên gia, bạn cũng có thể sử dụng cả vỏ xoài bởi những chất được phát hiện trong vỏ xoài cũng có tác dụng làm giảm sự hình thành mỡ trong cơ thể. Vì thế, nếu bạn đang muốn giảm cân, lấy lại vóc dáng thon gọn thì đừng bỏ qua loại quả tuyệt vời này nhé.
Làm sạch da
Xoài không chỉ có tác dụng loại bỏ các tế bào da chết hiệu quả mà nó còn có khả năng làm sạch sâu, giúp da mặt tươi sáng hơn. Bạn có thể đặt một lát xoài mỏng lên da mặt (sau khi đã rửa mặt bằng nước ấm) trong khoảng 10 - 15 phút để làm sạch các lỗ chân lông, giúp lỗ chân lông không bị tắc nghẽn, từ đó làm da mặt sạch hơn, đồng thời làm giảm mụn hiệu quả.
Tăng cường khả năng sinh dục
Trong xoài có nhiều vitamin có liên quan mật thiết tới sự cân bằng hormone giới tính, tạo ra sự ham muốn cho cả 2 giới, đặc biệt là nam giới. Bên cạnh đó, vitamin E có trong xoài còn giúp chất lượng tinh trùng của nam giới tăng lên, từ đó làm tăng khả năng có con cho các cặp đôi.
Một số câu hỏi thường gặp về xoài
Ăn xoài xanh có tác hại gì?
Hàm lượng chất tanin và chất xơ có trong xoài xanh khá là cao, đây cũng chính là nguyên nhân gây nên các khối bã thức ăn thường gặp ở người già và trẻ nhỏ. Đặc biệt nếu ăn trong lúc bụng đói hoặc có thói quen không nhai kỹ thì có nguy cơ gây tắc ruột do bã thức ăn.
Người ốm có nên ăn xoài không?
Tăng cường vitamin cho cơ thể bằng việc ăn xoài sẽ giúp người ốm mau chóng khỏe mạnh và hồi phục thể lực nhanh hơn. Tuy nhiên nếu bị mẫn cảm với một số thành phần khác của xoài thì tốt nhất tránh xa loại trái cây này.
Thủy đậu có được ăn xoài không?
Câu trả lời là không, vì xoài có tính acid tự nhiên cao và ngọt sẽ khiến cơ thể người bệnh bị nóng, gây ngứa ngáy và dễ bị nổi mụn nước.
Hút thai xong có được ăn Xoài không?
Sau khi hút thai thì bà mẹ nên bổ xung nhiều thực phẩm tự nhiên có lợi cho sức khỏe, nhưng phải dễ tiêu hóa nữa. Xoài chín là một trong những thực phẩm đó, bổ dưỡng cho sức khỏe mà lại không tăng cân sau khi sinh. Lưu ý thêm là không nên ăn xoài xanh sống, vì loại xoài này khó tiêu hóa và dễ co thắt đường ruột.
Sốt xuất huyết có ăn xoài được không?
Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh tuyệt đối không ăn xoài để tránh bệnh tình trở nên tồi tệ. Trong xoài chứa thành phần đường tự nhiên cao nên khi tiêu thụ một lượng đường lớn sẽ khiến cho khả năng diệt khuẩn của các tết bào trắng chậm chạp hơn dẫn đến bệnh tình lâu khỏi.
Ăn xoài chín có mập không?
Tuy trong xoài có chứa thành phần đường tự nhiên nhưng trên thực tế hàm lượng calo trong một quả xài là rất thấp. Vì vậy bạn nên ăn xoài thường xuyên để bổ sung vitamin và dưỡng chất cần thiết mà không cần phải lo ngại về vấn đề tăng cân.
Thời điểm tốt nhất để ăn xoài giúp giảm béo là vào buổi sáng vì khi đó tỉ lệ trao đổi chất cao.
Trẻ ăn xoài có tốt không?
Sẽ rất tốt nếu bạn cho bé ăn xoài thường xuyên để cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên cần lưu ý một số điều để tránh gây phản tác dụng đối với trẻ:
- Chỉ cho các bé 6 tháng tuổi trở lên ăn loại trái cây này.
- Hãy chắc chắn rằng bé không bị dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần của xoài.
- Nên cho bé ăn những trái xoài vưa đủ chín, một số loại xoài xanh có thể gây nên các vấn đề về tiêu hóa.
- Không cho bé ăn xoài khi đói hoặc khi bé bị sốt.
Ăn xoài chín ban đêm có tốt không?
Không nên ăn xoài vào buổi tối vì xoài sẽ kích thích dịch vị trong dạ dày và gây ra các vấn để về đường ruột. Hơn nữa nếu ăn vào buổi tối, hàm lượng đường cao là nguyên nhân chính của một số căn bệnh nguy hiểm như: tiểu đường, choresterol trong máu cao,…