Sắp nghỉ hưu nhưng có 2 sổ BHXH phải xử lý ra sao
Phải làm gì khi người lao động có 2 sổ BHXH trở lên
Sắp nghỉ hưu nhưng có 2 sổ BHXH phải xử lý ra sao? Phải làm gì khi người lao động có 2 sổ BHXH trở lên? TimDapAnsẽ trả lời câu hỏi trong bài viết chi tiết dưới đây về thủ tục chốt sổ BHXH, mời các bạn cùng theo dõi.
- Những thủ tục cần thực hiện để chốt sổ BHXH
- Lương hưu, trợ cấp BHXH thay đổi thế nào trong năm 2022?
- Đủ tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH thì giải quyết ra sao?
- Đóng bảo hiểm xã hội hơn 25 năm được hưởng lương hưu thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau: Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp của các sổ BHXH vào sổ mới.
Như vậy, về nguyên tắc và theo quy định của Chính phủ thì mỗi người lao động chỉ có duy nhất 01 sổ BHXH. Người lao động có từ 2 sổ BHXH trở lên cần phải làm thủ tục gộp sổ thành 1 số BHXH duy nhất để cơ quan BHXH quản lý thuận tiện ghi nhận quá trình đóng, hưởng BHXH.
Trong bài viết này, TimDapAnsẽ mang đến ví dụ thực tế về trường hợp người tham gia có nhiều hơn 1 sổ BHXH và khi muốn làm thủ tục nghỉ hưu phải làm như nào?
Bạn đọc hỏi: Tôi sinh năm 1965. Thời gian đóng BHXH trước đây ở 1 công ty từ tháng 2.1984 đến tháng 4.2009 thì tôi nghỉ, sau đó BHXH Đồng Nai chốt sổ và tôi nhận sổ về nhà. Đến tháng 10.2009 cho đến nay tôi lại đi làm cho công ty khác ở TP.HCM nhưng có văn phòng ở Đồng Nai và công ty có đóng BHXH cho tôi nhưng với một sổ khác. Vậy cho tôi hỏi, ít năm nữa, tôi nghỉ hưu thì phải xử lý như thế nào?
Trả lời:
BHXH Việt Nam cho biết, theo nguyên tắc thì mỗi người lao động chỉ có duy nhất 1 sổ BHXH. Vì vậy, khi một người lao động có từ hai hay nhiều sổ bảo hiểm xã hội thì bắt buộc phải thực hiện thủ tục gộp sổ bảo hiểm để cộng dồn thời gian đã đóng BHXH.
Theo Điều 27, văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam quy định thực hiện gộp sổ BHXH.
Thành phần hồ sơ gộp sổ gồm:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Các sổ BHXH đề nghị gộp (nếu có);
Nộp hồ sơ theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 31 Công văn số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam:
- Người đang làm việc nộp cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan BHXH.
- Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đề nghị cấp lại, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH: nộp cho cơ quan BHXH trên toàn quốc.