Quy định ngừng dạy thêm của bộ giáo dục
Quy định về ngừng dạy thêm trên toàn quốc
Ngày 26/8/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 2499/QĐ-BGDĐT về việc công bố hết hiệu lực các Điều: 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT ban hành quy định về dạy thêm, học thêm. Do đó các hoạt động về dạy thêm và học thêm sẽ không được cấp phép hoạt động nữa. Mời các bạn tham khảo nội dung sau đây để nắm được quy định ngừng dạy thêm mới nhất của Bộ giáo dục.
Theo đó, một loạt các quy định liên quan đến việc dạy thêm, học thêm tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT hết hiệu lực, gồm: Quy định về việc tổ chức dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường (Điều 5, Điều 6), Các yêu cầu đối với người dạy thêm và người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm (Điều 8, Điều 9), Quy định về cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm (Điều 10), Các quy định về hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm (Chương III).
Nghiêm cấm dạy thêm trái phép trên toàn quốc
Tới thời điểm này hầu hết các điều trong Thông tư 17 trên đều đã bị bãi bỏ, nhưng việc dạy thêm vẫn diễn ra tràn lan theo kiểu thách thức pháp luật.
Hiện nay nhiều nơi đang thực hiện dạy thêm, cấp phép dạy thêm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm.
Nhưng tới thời điểm này hầu hết các điều trong Thông tư 17 trên đều đã bị bãi bỏ, nhưng việc dạy thêm vẫn diễn ra tràn lan theo kiểu thách thức pháp luật mà chưa thấy động thái quản lý từ Sở/Phòng giáo dục.
Theo đó, mới đây nhất ngày 26/8/2019 Quyết định số: 2499/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định về việc công bố hết hiệu lực các điều: 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm.
Nội dung quyết định 2499/QĐ-BGDĐT
Điều 1. Công bố hết hiệu lực các điều: 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm.
Lý do: hết hiệu lực theo quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật Đầu tư ngày 26/11/2014.
Thời điểm hết hiệu lực: ngày 01/7/2016.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Theo nội dung quyết định trên hầu hết quy định về dạy thêm đã bị bãi bỏ.
Bãi bỏ việc tổ chức dạy thêm, học thêm
Đối với việc tổ chức dạy thêm, học thêm thì bãi bỏ các điều sau:
Điều 6. Tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường.
Điều 8. Yêu cầu đối với người dạy thêm.
Điều 9. Yêu cầu đối với người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.
Điều 10. Cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm.
Như trên thì hiện nay không có bất kỳ tổ chức, cá nhân nào được phép tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường.
Bãi bỏ hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm
Tương tự như trên các thủ tục về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp phép tổ chức dạy thêm, học thêm đều bị bãi bỏ. Bãi bỏ các điều sau:
Điều 11. Thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.
Điều 12. Hồ sơ cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm.
Điều 13. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.
Điều 14. Thời hạn, gia hạn, thu hồi giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; đình chỉ hoạt động dạy thêm, học thêm.
Rút giấy phép, đình chỉ ngay các tổ chức và cá nhân tổ chức dạy thêm và giáo viên dạy thêm
Vì hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức dạy thêm, học thêm và hồ sơ, trình tự cấp phép dạy thêm đã bị bãi bỏ nên việc cần làm ngay là các Sở/ Phòng giáo dục ngay lập tức ban hành quyết định thu hồi giấy phép dạy thêm của giáo viên và giấy phép tổ chức dạy thêm của các trung tâm đến khi hoàn thiện thủ tục theo đúng quy định của pháp luật.
Hiện nay, chỉ có việc cấp phép dạy thêm trong nhà trường theo đúng quy định, nên các hoạt động dạy thêm, học thêm bên ngoài nhà trường hiện nay đều trái pháp luật.
Mời các bạn tham khảo thêm:
- Khi nào giáo viên được tăng lương?
- Chính sách quan trọng có hiệu lực từ 1/10/2019