Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Cá tháng Tư
Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Cá tháng Tư
Ngày Cá tháng Tư còn được gọi là ngày nói dối, ngày nói khoác là ngày đầu tiên của tháng 4. Vào ngày này mọi người trên thế giới có thể nói khoác với nhau mà không sợ ai đó giận. Cùng tìm hiểu một số thông tin về nguồn gốc ngày Cá tháng Tư cũng như ý nghĩa của Ngày nói dối 1/4 nhé.
Theo quan niệm từ xưa vào ngày Cá tháng Tư tất cả mọi người có thể nói khoác với nhau càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, tại một số nơi quy định khung thời gian cụ thể, chẳng hạn trò chơi này sẽ kết thúc vào buổi trưa. Còn nếu sau buổi trưa mà vẫn nói khoác, trêu đùa thì sẽ gặp những điều không may mắn.
Tuy đã rất phổ biến trên thế giới nhưng cho tới hiện tại nguồn gốc chính xác của ngày Cá tháng Tư vẫn còn rất nhiều bí ẩn với những nguồn gốc khác nhau. Sau đây là câu chuyện được nhắc nhiều nhất khi nói tới ngày Cá tháng Tư.
1. Nguồn gốc ngày Cá tháng Tư
Nước Pháp được coi là quê hương của ngày Cá tháng Tư (hay còn gọi là ngày nói dối 1/4). Vào thế kỉ 16 ở Pháp, mùa lễ hội hàng năm bắt đầu vào ngày đầu tháng Tư. Vào thời gian đó, năm mới được tính bắt đầu từ ngày 1/4 vì ngày này được xem là đầu tiên của mùa xuân. Nhưng vào năm 1582, Hoàng đế Charles IX đã ra lệnh chuyển ngày đầu năm mới về ngày 1/1.
Tuy nhiên, trên thực tế, do phương tiện liên lạc thời đó còn lạc hậu, người ta truyền tin chủ yếu bằng cách chạy bộ nên không phải người dân nào cũng biết có sự thay đổi đó. Những người khác tuy biết vẫn không chấp nhận lịch mới và tiếp tục đón năm mới vào ngày 1/4. Trò ngoan cố này bị quy là "ngớ ngẩn" và trở thành trò cười cho thiên hạ.
Một số người khi biết được điều này đã lém lỉnh trêu đùa gọi ngày 1/4 năm đó là "ngày nói dối". Cũng từ đó, cái tên "Cá tháng Tư" hay "ngày nói dối" chính thức xuất hiện.
Cùng với thời gian, trò đùa vào ngày 1/4 trở thành truyền thống và lan từ Pháp sang Anh và Scotland (thế kỷ 18). Người Anh và người Pháp đưa tục lệ nói dối sang các thuộc địa ở Bắc Mỹ. Từ đó, ngày Cá tháng Tư trở thành một lễ hội quốc tế được chấp nhận ở nhiều nước khác nhau.
2. Ý nghĩa ngày Cá tháng Tư
Ngày Cá tháng Tư, còn gọi là Ngày nói dối, là ngày hội vui vẻ, hấp dẫn đối với những người tinh nghịch và hài hước. Ngày 1/4 là ngày được chú ý ở nhiều nước. Đây là ngày mà theo phong tục cũ, bạn bè thường hay bày trò đùa giỡn nhau.
Cá tháng Tư dù không phải là ngày nghỉ lễ chính thức nhưng vẫn được tổ chức tại nhiều quốc gia kỷ niệm hàng năm vào đúng ngày 1/4, bằng cách tung nhiều tin đồn hoặc nói xạo, nói đùa về rất nhiều chủ đề khác nhau nhằm tạo niềm vui hay trêu chọc ai đó. Những tin giả như thế thường được tung ra trong cả ngày 1/4 ở hầu hết các nước như Mỹ, Pháp, Ireland,... trong khi một số quốc gia khác nó phải được chấm dứt vào giữa trưa như Anh, Canada, Úc, New Zealand.
Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày con người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau. Bạn có thể thỏa thích đi lừa những trò đùa không gây hại cho mọi người.
Bên cạnh ý nghĩa mua vui và mang lại tiếng cười sảng khoái, ở mỗi một quốc gia, trò đùa trong ngày Cá tháng Tư lại mang một ý nghĩa riêng biệt. Người dân ở mỗi quốc gia tiếp nhận truyền thống này theo những cách riêng để trêu gia đình và bạn bè.
Đất nước Mexico kỷ niệm ngày Nói dối vào 28/12. Đó là một thời khắc buồn trong lịch sử đất nước này vì đúng ngày đó, vua Herod ra lệnh thảm sát trẻ em vô tội. Vì thế, những trò trêu ghẹo chỉ mang tính chất nhẹ nhàng.
Ở Scotland có tới 2 ngày Cá tháng Tư. Ngày thứ hai đặc biệt để trêu ghẹo phần sau lưng của mỗi người nên được gọi là "Ngày vuốt đuôi". Đây được coi là ngày phát sinh của trò đùa "Hãy đá tôi một phát". Và những người bị lừa được gọi là "gowk" (kẻ ngốc).
Ngày nay, ở Anh người ta gọi những người bị lừa trong dịp 1/4 là "April Fool's Day" cũng có nghĩa là fool – kẻ ngốc. Người Pháp thì gọi những người bị lừa là Poissons D'Avirl có nghĩa là "những con cá tháng Tư". Và có lẽ do ảnh hưởng của người Pháp nên ở Việt Nam chúng ta gọi ngày này là ngày Cá tháng Tư.
3. Các hoạt động trong ngày Cá tháng Tư
Những trò đùa của ngày Cá tháng Tư có thể chỉ rất đơn giản như bạn chưa buộc dây giày kìa, chưa kéo khóa nhé..., nhưng cũng có khi gây ra hậu quả nghiêm trọng như vặn đồng hồ của bạn cùng phòng chậm tới một tiếng hay bố mẹ ở quê gọi điện báo ốm... Dù đùa kiểu gì, kẻ lừa gạt vẫn hoàn toàn vô tội bằng cách lý giải "Ngày Cá tháng Tư mà".
Các phương tiện truyền thông cũng không đứng ngoài cuộc vui một năm chỉ có một lần này. Trong ngày cả thế giới nói dối, truyền hình Anh từng chiếu một bộ phim ngắn và rất chi tiết về việc những người nông dân Anh thu hoạch vụ mùa Spaghetti.
Ngày Cá tháng Tư chỉ là một ngày vui. Chỉ là một ngày vui nho nhỏ, nhưng ai cũng cần "đề cao cảnh giác" kẻo lại trở thành "con cá ngớ ngẩn" của năm nay.
Quả thực, mọi lời trêu đùa đều có thể xảy ra trong ngày Cá tháng Tư, miễn sao những lời trêu đùa đó không gây hại cho người khác mà chỉ đem lại tiếng cười sảng khoái để làm vơi bớt những áp lực trong cuộc sống bộn bề khó khăn hiện nay.