Nên làm gì trong ngày vía Thần Tài?
Những việc nên làm trong ngày vía Thần Tài
Việc cúng thần tài là việc quen thuộc đối với những người kinh doanh để mong công việc làm ăn thuận lợi gặp nhiều may mắn. Dưới đây là những việc nên làm trong ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng để gặp nhiều may mắn về tài chính hơn.
1. Chuẩn bị đồ cúng ngày vía Thần Tài
Thần Tài là vị thần mang tài lộc cho gia đình, mỗi khi làm việc gì, gia chủ thường cầu khấn Thần Tài. Cúng Thần Tài rất phổ biến trong giới kinh doanh. Họ cúng Thần Tài quanh năm. Tuy nhiên ngày mùng 10 Âm lịch hằng tháng được dân gian xem là ngày vía Thần Tài.
Ngày thường cúng hoa quả, đồ chay còn ngày vía này người ta cúng mặn với cỗ tam sên gồm 1 miếng thịt, 1 con tôm, 1 quả trứng luộc.
Ngoài ra, dân gian còn có tục mua vàng đặt lên bàn thờ lúc cúng để xin lộc Thần Tài, cúng xong mang trên người sẽ được may mắn quanh năm. Có người còn cúng thêm cả cá nướng và cua... cái này cũng tùy điều kiện và hoàn cảnh của gia chủ.
TimDapAnxin gợi ý cách chuẩn bị mâm cỗ thần tài, các bạn có thể tham khảo để chuẩn bị cho lễ cúng ngày vía thần tài mùng 10 tháng Giêng sắp tới:
Mâm cỗ cúng Thần Tài
Lợn quay: 300g
Trứng: 3 quả
Tôm: 100g
Hoa cúc, rượu, vàng giấy...
Tôm luộc, trứng luộc
Ngoài ra, cúng Thần tài còn có khay vàng giấy, hai bên bát hương là hai cây đèn nhỏ, một khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu.
2. Nên lau dọn bàn thờ Thần Tài
Trước khi cúng Thần Tài, bạn nên lau dọn bàn thờ Thần Tài cẩn thận. Bàn thờ Thần Tài chỉ được lập ở những nơi góc nhà. Bàn thờ là một chiếc khảm nhỏ sơn son thếp vàng, bên trong khảm là bài vị Thần Tài.
Trước bài vị là bát hương kê trên một khay vàng giấy, hai bên bát hương là hai cây đèn nhỏ, một khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu.
3. Mua vàng trong ngày vía Thần Tài
Bên cạnh việc thờ cúng thông thường, theo truyền thống lâu đời, việc mua vàng được đặc biệt chú trọng trong ngày Thần Tài.
Nguyên nhân bởi theo tín ngưỡng dân gian, việc mua vàng – món kim loại quý có giá trị rất cao và thường được xem là vật "để dành" của đa số người dân Việt Nam vào ngày này cũng đồng nghĩa với việc mang của cải vào nhà trong một ngày đặc biệt có sự phù hộ của vị thần quản lý tài sản.
Điều này sẽ khiến cho tài vận của người mua vàng trở nên khởi sắc và ngày càng tốt đẹp trong năm đó.
Ngoài ra, các vật phẩm phong thủy như cóc ngậm tiền, đá phong thủy... cũng buôn may bán đắt trong ngày Thần Tài.
4. Làm lễ đón Thần tài
Ngay từ sáng ngày mùng 10, các gia đình nên có những việc làm biểu thị sự chào đón Thần tài, chào đón tài lộc.
Gia chủ nên tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo chỉnh tề và mở tất cả các cửa nhà, cửa sổ đối diện với hướng Tây (hướng Tài Lộc) để đón nhận nguồn năng lượng tích cực và tài lộc cho cả nhà.
Để cung thỉnh Thần Tài về, mọi nhà khi hành lễ nên đọc to bài văn khấn thần tài trong ngày cúng vía Thần Tài.
Ngoài ra, trong quan niệm của người Việt thì bàn thờ Thần Tài cực kỳ quan trọng đối với người đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Lúc thờ ông Thần Tài giống như quý nhân phù trợ sở hữu thể với lộc tới cuộc sống của chủ nhân.
Những lưu ý khi cúng vía Thần Tài
- Hương: Có thể thắp hương vào buổi sáng hoặc buổi tối, quan trọng là chọn giờ tốt để cúng lễ hoặc ngày giờ tốt có sao tốt đến để kích hoạt trường khí dễ dàng hơn.
- Nước: Cần rửa sạch chén và chỉ một chén nước là đủ. Nước dùng để thắp hương không nên rót quá đầy, cần cách miệng chén khoảng 1 cm.
- Hoa: Gia chủ có thể sử dụng bình hoa bằng thủy tinh hoặc gốm sứ. Nên lựa chọn hoa tươi, có nụ, có hương thơm, tuyệt đối không dùng hoa giả để làm lễ.
- Quả: Không dùng quả nhựa, quả nhân tạo để làm lễ, nên chọn quả tươi ngon, còn nguyên vẹn, như táo, lê, chuối, cam…
- Đèn, nến: Sử dụng đèn thật như đèn dầu, nến, không dùng đèn điện, đèn nhấp nháy vì tạo khí trường xấu, ảnh hưởng tới việc thờ cúng.
- Gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc, không được rãi ra ngoài.
- Rượu hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào.
- Bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không cho người ngoài.