Lịch sử Việt nam thời kỳ phong kiến phương Bắc đô hộ lần thứ 3
Thời kỳ phong kiến phương Bắc đô hộ lần thứ ba (603-939)
Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ ba trong lịch sử Việt Nam kéo dài từ năm 602 đến năm 905. Trong bài viết này Tìm Đáp Án xin chia sẻ một số nét khái quát về thời kỳ Bắc thuộc lần 3 để các bạn nắm được các ý chính về lịch sử thời kỳ này.
Lịch sử Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc lần 3
Do Lý Phật Tử đầu hàng, nước ta rơi vào tay nhà Tùy và chia thành 3 quận: Giao Chỉ (các tỉnh Bắc Bộ), Cửu Chân (Thanh Hoá) và Nhật Nam (Nghệ Tĩnh).
Nhà Tùy ở ngôi được 37 năm (581 - 618) thì mất. Lý Uyên lên ngôi Đường Cao Tổ trị vì Trung Hoa. Năm 671, nhà Đường chia đất Giao Châu thành 12 châu, 59 huyện và gọi nước ta là An Nam đô hộ phủ, chúng dùng chính sách tàn bạo, hà khắc để cai trị nhân dân ta. Đã có nhiều cuộc nổi dậy chống lại kẻ thù xâm lược như: Lý Tự Tiên, Đinh Kiến (687), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (766-791), Dương Thanh (819-820)...
1. Mai Hắc Đế (Mai Thúc Loan - 722)
Mai Thúc Loan quê ở Mai Phụ, một làng làm muối ven biển Thạch Hà (Hà Tĩnh) mồ côi cha theo mẹ lên ở vùng Ngọc Trừng (Nam Đàn), nhà nghèo phải đi kiếm củi rồi đi ở đợ, chăn trâu, cày ruộng. Ông rất khoẻ và sáng dạ, người đen trũi, nổi tiếng giỏi vật cả một vùng. Cũng như mọi người dân Việt, Mai Thúc Loan phải đi phu quanh năm phục dịch vất vả cho đô hộ nhà Đường.
Năm 722, Mai Thúc Loan kêu gọi những người dân phu cùng ông đi gánh vải quả nộp cống cho nhà Đường (Dương Quý Phi rất thích vải quả của đất Giao Châu) nổi dậy khởi nghĩa, nhân tài khắp các châu Hoan, Diễn, ái theo về tụ hội dưới cờ nghĩa và suy tôn Mai Thúc Loan là Mai Hắc Đế, đóng đô ở thành Vạn An (Nghệ An).
Mai Hắc Đế tiến quân ra giải phóng phủ thành Tống Bình (Hà Nội), bọn đô hộ phải bỏ thành tháo chạy về nước.
Nhà Đường vội cử tên tướng tâm phúc là Dương Tư Húc đưa 100 nghìn quân cùng Quang Sở Khách tiến sang đàn áp quân khởi nghĩa. Sau nhiều trận đánh ác liệt từ lưu vực sông Hồng, đến lưu vực sông Lam, cuối cùng Mai Hắc Đế thất trận, phải rút vào rừng sâu. Ông bị ốm và mất ở trong rừng, con ông nối ngôi được một thời gian, xưng là Mai Thiếu Đế. Quân xâm lược tiến vào đàn áp nhân dân ta rất dã man.
Nhân dân ta lập đền thờ Mai Hắc Đế ở trên núi Vệ Sơn trong thung lũng Hùng Sơn để đời đời nhớ ơn Người anh hùng dân tộc.
Hùng cứ Hoan Châu đất một vùng
Vạn An thành luỹ khói hương xông
Bốn phương Mai Đế lừng uy đức
Trăm trận Lý Đường phục võ công
........................
Đường đi cống vải từ đây đứt
Dân nước đời đời hưởng phúc chung.
2. Bố Cái Đại Vương (Phùng Hưng, 791-802)
Phùng Hưng xuất thân là hào trưởng đất Đường Lâm (Ba Vì, Hà Tây), bố là Phùng Hạp Khanh, một người hiền tài, đức độ, đã từng tham gia cuộc khởi nghĩa của Mai Hắc Đế. Ông có sức khoẻ phi thường, đã từng giết hổ ở đất Đường Lâm để trừ tai hoạ cho dân. Trước sự thống khổ của nhân dân ta dưới ách đô hộ của Nhà Đường, Phùng Hưng đã cùng hai em là Phùng Hải và Phùng Dĩnh phất cờ khởi nghĩa.
Phùng Hưng chiếm đất Đường Lâm làm căn cứ, khi tiến công, khi thế thủ, cuộc chiến đấu kéo dài hơn 20 năm (766-789).
Năm Tân Mùi (791) Phùng Hưng cùng các tướng Phùng Hải, Phùng Dĩnh, Đỗ Anh Hàn, Bồ Phá Cần chia thành 5 đạo quân, bất ngờ cùng tiến đánh thành Tống Bình (Hà Nội). Cao Chính Bình đem 40 nghìn quân ra nghênh chiến, sau 7 ngày đêm chiến đấu ác liệt, phải rút vào thành cố thủ. Nghĩa quân vây đánh khắp bốn mặt thành khiến Cao Chính Bình lo sợ phát ốm mà chết. Nghĩa quân chiếm được thành Tống Bình làm kinh đô xây dựng quyền tự chủ lâu dài. Phùng Hưng được nhân dân tôn hiệu là Bố Cái Đại Vương.
Giành được chủ quyền cho đất nước được 7 năm thì Phùng Hưng mất.
Phùng An nối nghiệp cha được 2 năm thì bị vua Đường cử Triệu Xương đem quân sang đánh bại vào năm 802.
Nhân dân ta lập đền thờ Phùng Hưng ở Đường Lâm để đời đời ghi nhớ công ơn Người anh hùng dân tộc.
Mời các bạn tham khảo thêm: