Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Thế Lữ

Bùi Thế Hiển
Admin 27 Tháng mười, 2017

Thế Lữ

TimDapAnxin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng các bạn bài viết về sự nghiệp và cuộc đời của nhà thơ Thế Lữ để tìm hiểu và tham khảo giúp chúng ta hiểu rõ và cuộc đời ông và các tác phẩm nổi tiếng để học tốt môn Ngữ văn.

Tóm tắt lý lịch Thế Lữ

Nhà thơ mới Thế Lữ sinh ngày 6-9-1907 tại Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Xử Nữ, cầm tinh con (giáp) dê (Đinh Mùi 1907). Thế Lữ xếp hạng nổi tiếng thứ 13041 trên thế giới và thứ 4 trong danh sách Nhà thơ mới nổi tiếng.

Tiểu sử nhà thơ Thế Lữ

Thế Lữ là một nghệ sĩ đa tài, ông hoạt động ở nhiều lĩnh vực như làm thơ, viết văn, viết báo , phê bình, dịch thuật và công việc về sân khấu. Tuy nhiên, ông vẫn được nhắc đến nhiều nhất trong vai trò là một nhà thơ. Nhà thơ Thế Lữ tên khai sinh là Nguyễn Đình Lễ, sau đó được đổi thành Nguyễn Thứ Lễ. Sau khi người anh trai của ông qua đời thì cha mẹ ông đổi lại tên cho ông thành Nguyễn Đình Lễ. Bút danh Thế Lữ mang ý nghĩa "người khách đi qua trần thế" để phù hợp với quan niệm sống của ông khi ấy. Thê lễ còn dùng một bút danh khác là Lê Ta để viết báo.

Trước năm 1945, Thế Lữ đã rất nhiều bài thơ được in trên tờ Phong hóa và Ngày nay. Tập thơ đầu của Thế Lữ có tên "Mấy vần thơ", được xem là tác phẩm tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới thời kỳ 1932-1935. Có đến 7 bài thơ trong tập "Mấy vần thơ" đã được Hoài Thanh - Hoài Chân đưa vào cuốn tuyển thơ "Thi nhân Việt Nam". Các tác phẩm gồm: Nhớ rừng, Vẻ đẹp thoáng qua, Bên sông đưa khách, Tiếng trúc tuyệt vời, Tiếng sáo Thiên Thai, Cây đàn muôn điệu và Giây phút chạnh lòng. Thơ của ông thời kỳ này thể hiện sự chán chường, tuyệt vọng và buông thả trong thụy lạc nhưng cũng luôn dằn vặt, đau khổ.

Thế Lữ còn là tác giả của 40 truyện, trong đó có 6 truyện vừa, còn lại là truyện ngắn. Truyện của ông xoay quanh 3 đề tài chính:

  • Truyện kinh dị, có các tác phẩm tiêu biểu như "Vàng và máu", "Bên đường Thiên Lôi")
  • Truyện trinh thám, có tác phẩm "Lê Phong và Mai Hương"," Gói thuốc lá", "Tay đại bợm", "Đòn hẹn"...)
  • Truyện lãng mạn núi rừng có tác phẩm: Gió trăng ngàn, Trại Bồ Tùng Linh

Tập truyện đầu tiên của Thế Lữ đó chính là truyện kinh dị "Vàng và máu" viết năm 1934. Đây là tác phẩm tiêu biểu và thành công nhất của ông ở thể loại kinh dị, và cũng là một hiện tượng mới lạ của văn học thời kỳ bấy giờ và về sau. Ông được xem là người tiên phong cho thể loại truyện rùng rợn và ly kỳ. Tác giả Phan Trọng Thưởng từng nhận xét về Thế Lữ là "tác giả đạt đến đỉnh cao nghệ thuật" của loại truyện ly kỳ rùng rợn, còn Lê Huy Oanh gọi đây là "một trong những tác phẩm thuộc loại truyện rùng rợn có giá trị lớn trong kho tàng tiểu thuyết Việt Nam".

Trong lĩnh vực sân khấu, với vai trò là một đạo diễn đạo diễn và đồng đạo diễn, ông đã dàn dựng gần 50 vở diễn. Với vai trò là một diễn viên, ông đã hóa thân vào khoảng hai mươi sáu vai diễn khác nhau. Thế Lữ là một nghệ sĩ luôn chú trọng đến hóa trang, mỹ thuật, phục trang, ánh sáng,và cách bài trí sân khấu, để tìm ra hiệu quả tối đa ở mỗi vở diễn. Ông còn là tác giả của hơn 20 kịch bản kịch nói, hai vở kịch thơ (Tục lụy và Dương Quý Phi). Ông cùng Thanh Nhã là đồng tác giả vở chèo Tấm Điền và ca kịch bài chòi Tiếng sấm Tây Nguyên. Thế Lữ có mong muốn tìm ra một phong cách riêng cho sân khấu Việt Nam mà không rập khuôn theo lối kịch châu Âu. Chính những sáng tạo đó, cũng như những sáng tác chèo và ca kịch sau này, được xem như những thể nghiệm của Thế Lữ nhằm mục đích sáng tạo ra một loại kịch nói mang tính dân tộc, một "cách phô diễn Việt Nam" cho sân khấu.

Nhà thơ Thế Lữ qua đời ngày 03/06/1989, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Ông hưởng thọ 81 tuổi. Sau khi mất, nhà thơ Thế Lữ được văn học Việt Nam ghi nhận là người có công lớn trong việc tiên phong cho phong trào "Thơ mới". Trong lĩnh lực sân khấu, ông được xem là người có công xây dựng sân khấu trở nên hoàn chỉnh hơn. Năm 2000, Thế Lữ được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật trong lĩnh vực sân khấu cho hai tác phẩm Cụ đạo, Sư ông và Đề Thám, hai vở kịch được ông sáng tác và biểu diễn trong những năm kháng chiến. Hình ảnh nhà thơ Thế Lữ cũng đã được đúc tượng đặt ở chính giữa Nhà truyền thống của Nhà hát Kịch Việt Nam, có tiền thân là Đoàn Kịch nói Trung ương do ông sáng lập.

Tên của ông được đặt cho một số đường phố ở Đà Nẵng, Hải Phòng, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh:

  • Đường Thế Lữ thuộc xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Thế Lữ, phường Mân Thái và An Hải Bắc, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
  • Thế Lữ, phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, Hải Phòng
  • Đường Thế Lữ, phường Thuận Lộc, Huế, Thừa Thiên - Huế

Tác phẩm thơ ca tiêu biểu:

  • Mấy vần thơ (1935)
  • Mấy vần thơ, tập mới (1941)
  • Nhớ rừng

Truyện ngắn tiêu biểu:

  • Vàng và máu (1934)
  • Bên đường thiên lôi (1936)
  • Lê Phong phóng viên (1937)
  • Mai Hương và Lê Phong (1937)
  • Đòn hẹn (1937)
  • Gói thuốc lá (1940)
  • Gió trăng ngàn (1941)
  • Trại Bồ Tùng Linh (1941)
  • Thoa (truyện ngắn, 1942)
  • Truyện tình của anh Mai (truyện vừa, 1953)
  • Tay đại bợm (truyện ngắn, 1953)

Những vở kịch tiêu biểu:

  • Dương Quý Phi (1942), gồm hai vở: Trầm hương đình, Mã Ngôi Pha
  • Người mù (1946)
  • Cụ đạo sư ông (1946)
  • Đoàn biệt động (1947)
  • Đề Thám (1948)
  • Đợi chờ (1949)
  • Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (1952)

Thế Lữ thời trẻ

Thế Lữ học chữ Nho khi mới 8 tuổi. Năm lên 10 tuổi, ông được học chữ Quốc ngữ. Sau khi anh trai mất, ông được quay trở về Hải Phòng ở với mẹ.

Ở Hải Phòng, ông học tư với cha của Vũ Đình Quý, người bạn thân đầu tiên của ông. Ít lâu sau, ông xin vào học lớp Đồng ấu của trường Pháp Việt (École communale) mới mở ở Ngõ Nghè.

Năm 1924, ông thi đỗ Sơ học (cepfi), sau đó ốm một năm.

Năm 1925, ông vào học Cao đẳng Tiểu học Bonnal ở Hải Phòng, học được 3 năm thì bỏ. Năm 1928, ông tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, cùng hoạt động với Nguyễn Văn Linh ở Hải Phòng.

Năm 1929, ông lên Hà Nội, thi đỗ dự thính vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, học cũng chỉ một năm rồi lại bỏ do bất mãn với một giáo sư và giám hiệu của trường.


Xem thêm