Giáo án Toán lớp 4 bài 93: Hình bình hành

Admin
Admin 26 Tháng tư, 2018

Giáo án Toán lớp 4

Giáo án Toán lớp 4 bài 93: Hình bình hành bao gồm tất cả nội dung giảng dạy các bài môn Toán trong chương trình học lớp 4 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Giáo án Toán lớp 4 bài 91: Ki - lô - mét vuông

Giáo án Toán lớp 4 bài 92: Luyện tập

Giáo án Toán lớp 4 bài 94: Diện tích hình bình hành

I. Mục tiêu:

Giúp HS rèn kĩ năng:

  • Hình thành biểu tượng về hình bình hành.
  • Nhận biết một số đặc điểm của hình bình hành. Từ đó phân biệt được hình bình hành với một số hình đã học.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  • GV: chuẩn bị bảng phụ có vẽ sẵn một số hình: hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình tứ giác.
  • HS: Chuẩn bị giấy kẻ ô li

II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Ổn định:

- Yêu cầu HS ngồi ngay ngắn, chuẩn bị sách vở để học bài.

2.Kiểm tra bài cũ:

- Đổi đơn vị đo:

20 000 dam2 = … km2; 9dm2 5cm2 = … cm2

15 dam2 30 m2 = … m2

- Yêu cầu HS làm vào bảng con.

3/ Bài mới:

a/ Giới thiệu bài mới:

- GV hỏi: Các em đã học những hình nào?

- Trong giờ học này các em sẽ được làm quen với một hình mới, đó là hình bình hành.

b/ Tìm hiểu bài:

* Giới thiệu hình bình hành:

- GV treo hình vẽ trong phần bài học SGK/102 gồm: hình vuông, hình chữ nhật, hình A (hình bình hành).

- Hỏi: Trong các hình trên hình nào em chưa được học?

- Hình A còn được gọi là hình bình hành.

* Đặc điểm của hình bình hành:

- GV yêu cầu HS quan sát hình bình hành ABCD trong SGK trang 102 và thảo luận xem các cạnh của hình bình hành có đặc điềm gì.

Hỏi: Tìm các cạnh song song trong hình bình hành ABCD?

- Yêu cầu HS dùng thước thẳng để đo độ dài của các cạnh hình bình hành.

- GV giới thiệu: Trong hình bình hành ABCD thì AB và DC được gọi là 2 cạnh đối diện, AD và BC cũng được gọi là 2 cạnh đối diện.

- Hỏi: Vậy trong hình bình hành các cặp cạnh đối diện nhau như thế nào?

- GV ghi bảng đặc điểm của hình bình hành.

- GV yêu cầu HS tìm trong thực tế các đồ vật có mặt là hình bình hành.

- Nếu HS nêu cả các đồ vật có mặt là hình vuông và hình chữ nhật thì GV giới thiệu hình vuông và hình chữ nhật là cũng là hình bình hành vì chúng có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

c/ Luyện tập – Thực hành:

* Bài 1: Hoạt động nhóm

- GV yêu cầu HS quan sát các hình trong bài tập và chỉ rõ đâu là hình bình hành.

- Yêu cầu nhóm thảo luận để nhận dạng hình bình hành.

- Hãy nêu tên các hình bình hành?

+ Vì sao em khẳng định các hình 1, 2 5, là hình bình hành?

+ Vì sao các hình 3, 4 không phải là hình bình hành?

* Bài 2: SGK/102: Hoạt động nhóm 2

- GV treo hình vẽ và gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu thảo luận nhóm đôiđể tìm ra các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau cả hai hình tứ giác ABCD của hình bình hành MNPQ.

- GV chốt ý đúng

4/ Củng cố:

- Nêu đặc diểm để nhận biết hình bình hành?

5/ Dặn dò

- Về nhà hoàn thành các bài tập.

- Chuẩn bị bài: Diện tích hình bình hành

- GV nhận xét giờ học.

- Cả lớp thực hiện.

- HS làm bài vào bảng con.

- Gắn bảng và nhận xét.

- HS giơ bảng

- HS nêu các hình đã học

- Lắng nghe

- Quan sát và nhận diện các hình theo từng đặc điểm của hình.

- HS nêu : hình chưa học là hình A ; hình đã học là hình vuông, hình chữ nhật.

- HS lắng nghe.

- Quan sát hình theo yêu cầu của GV

- Nhóm bàn thảo luận về đặc điểm của hình bình hành.

- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.

- HS dùng thước để đo.

- HS lắng nghe.

- HS nêu: Hình bình hành có 2 cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau .

- HS nhắc lại.

- HS quan sátvà tìm hình

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Cả nhóm cùng quan sát.

- Nhóm thảo luận tìm ra hình bình hành dựa vào đặc điểm đã học.

- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Vì các hình này có các cặp cạnh song song và bằng nhau

- Vì các hình này chỉ có 2 cặp cạnh song song nên chưa đủ điều kiện

- HS quan sát và 1 HS đọc.

- Nhóm đôi thảo luận dựa vào kiến thức đã học để tìm ra các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

- Đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Cả lớp lắng nghe.

- HS lắng nghe về nhà thực hiện.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!