Giáo án Toán lớp 4 bài 6: Các số có sáu chữ số

Admin
Admin 22 Tháng tư, 2018

Giáo án Toán lớp 4

Giáo án Toán lớp 4 bài 6: Các số có sáu chữ số bao gồm tất cả nội dung giảng dạy các bài môn Toán trong chương trình học lớp 4 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Giáo án Toán lớp 4 bài 4: Biểu thức có chứa một chữ

Giáo án Toán lớp 4 bài 5: Luyện tập

Giáo án Toán lớp 4 bài 7: Luyện tập

I. Mục tiêu:

Giúp HS:

  • Ôn tập các hàng liền kề: 10 đơn vị = 1 chục, 10 chục = 1trăm, 10 trăm = 1 nghìn, 10 nghìn = 1 chục nghìn, 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn.
  • Biết đọc và viết các số có đến 6 chữ số.

II. Đồ dùng dạy học:

  • Các hình biểu diễn đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn, trăm nghìn như SGK (nếu có).
  • Các thẻ ghi số có thể gắn được lên bảng.

Bảng các hàng của số có 6 chữ số:

Hàng

Trăm nghìn

Chục nghìn

Nghìn

Trăm

Chục

Đơn vị

III. Hoạt động trên lớp:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Ổn định:

2.KTBC:

-GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 5, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.

-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.

3.Bài mới:

a.Giới thiệu bài:

-GV: Giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với các số có sáu chữ số.

b.Ôn tập về các hàng đơn vị, trăm, chục, nghìn, chục nghìn:

-GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trang 8 SGK và yêu cầu các em nêu mối quan hệ giũa các hàng liền kề;

+Mấy đơn vị bằng 1 chục? (1 chục bằng bao nhiêu đơn vị?)

+Mấy chục bằng 1 trăm? (1 trăm bằng mấy chục? )

+Mấy trăm bằng 1 nghìn? (1 nghìn bằng mấy trăm?)

+Mấy nghìn bằng 1 chục nghìn? (1 chục nghìn bằng mấy nghìn?)

+Mấy chục nghìn bằng 1 trăm nghìn? (1 trăm nghìn bằng mấy chục nghìn)

-Hãy viết số 1 trăm nghìn.

-Số 100000 có mấy chữ số, đó là những chữ số nào?

c.Giới thiệu số có sáu chữ số :

-GV treo bảng các hàng của số có sáu chữ số như phần đồ dùng dạy – học đã nêu.

* Giới thiệu số 432516

-GV giới thiệu: Coi mỗi thẻ ghi số 100000 là một trăm nghìn.

-Có mấy trăm nghìn?

-Có mấy chục nghìn?

-Có mấy nghìn?

-Có mấy trăm?

-Có mấy chục?

-Có mấy đơn vị?

-GV gọi HS lên bảng viết số trăm nghìn, số chục nghìn, số nghìn, số trăm, số chục, số đơn vị vào bảng số.

* Giới thiệu cách viết số 432 516

-GV: Dựa vào cách viết các số có năm chữ số, bạn nào có thể viết số có 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 1 chục, 6 đơn vị?

-GV nhận xét đúng / sai và hỏi: Số 432516 có mấy chữ số?

-Khi viết số này, chúng ta bắt đầu viết từ đâu?

-GV khẳng định: Đó chính là cách viết các số có 6 chữ số. Khi viết các số có 6 chữ số ta viết lần lượt từ trái sang phải, hay viết từ hàng cao đến hàng thấp.

* Giới thiệu cách đọc số 432 516

-GV: Bạn nào có thể đọc được số 432516?

-Nếu HS đọc đúng, GV khẳng định lại cách đọc đó và cho cả lớp đọc. Nếu HS đọc chưa đúng GV giới thiệu cách đọc: Bốn trăm ba mươi hai nghìn năm trăm mười sáu.

-GV hỏi: Cách đọc số 432516 và số 32516 có gì giống và khác nhau?

-GV viết lên bảng các số 12357 và 312357;
81759 và 381759; 32876 và 632876 yêu cầu HS đọc các số trên.

d. Luyện lập, thực hành:

Bài 1

-GV gắn các thẻ ghi số vào bảng các hàng của số có 6 chữ số để biểu diễn số 313214, số
523453 và yêu cầu HS đọc, viết số này.

-GV nhận xét, có thể gắn thêm một vài số khác cho HS đọc, viết số. Hoặc có thể yêu cầu HS tự lấy ví dụ, đọc số, viết số và gắn các thẻ số biểu diễn số.

Bài 2

-GV yêu cầu HS tự làm bài (Nếu HS kém GV có thể hướng dẫn để HS thấy cột thứ nhất trong bảng là Viết số, các cột từ thứ hai đến thứ 7 là số trăm nghìn, chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị của số, cột thứ tám ghi cách đọc số)

-GV gọi 2 HS lên bảng, 1 HS đọc các số trong bài cho HS kia viết số.

-GV hỏi thêm HS về cấu tạo thập phân của các số trong bài. Ví dụ: Số nào gồm 8 trăm 8 nghìn, 3 chục nghìn, 7 trăm, 5 chục, 3 đơn vị?

Bài 3

-GV viết các số trong bài tập (hoặc các số có sáu chữ số khác) lên bảng, sau đó chỉ số bất kì và gọi HS đọc số.

-GV nhận xét.

4. Củng cố- Dặn dò:

-GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.

-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.

1c và 1d:

a

a + 56

50

50 + 56 = 116

26

26 + 56 = 82

100

100 + 56 = 156

b

97 – b

18

97 – 18 = 79

37

97 – 37 = 60

90

97 – 90 = 7

-HS nghe

-Quan sát hình và trả lời câu hỏi.

+10 đơn vị bằng 1 chục. (1 chục bằng 10 đơn vị.)

+10 chục bằng 1 trăm. (1 trăm bằng 10 chục.)

+10 bằng 1 nghìn. (1 nghìn bằng 10 trăm.)

+10 nghìn bằng 1 chục nghìn. (1 chục nghìn bằng 10 nghìn.)

+10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn. (1 trăm nghìn bằng 10 chục nghìn.)

-1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp: 100000.

-6 chữ số, đó là chữ số 1 và 5 chữ số 0 đứng bên phải số 1.

-HS quan sát bảng số.

-Có 4 trăm nghìn.

-Có 3 chục nghìn.

-Có 2 nghìn.

-Có 5 trăm.

-Có 1 chục.

-Có 6 đơn vị.

-HS lên bảng viết số theo yêu cầu.

-2 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp (hoặc bảng con): 432516.

-Số 432516 có 6 chữ số.

-Ta bắt đầu viết từ trái sang phải: Ta viết theo thứ tự từ hàng cao đến hàng thấp: hàng trăm nghìn, hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.

-1 đến 2 HS đọc, cả lớp theo dõi.

-HS đọc lại số 432516.

-Khác nhau ở cách đọc phần nghìn, số 432516 có bốn trăm ba mươi hai nghìn, còn số 32516 chỉ có ba mươi hai nghìn, giống nhau khi đọc từ hàng trăm đến hết.

-HS đọc từng cặp số.

-1 HS lên bảng đọc, viết số. HS viết số vào VBT:

a) 313241

b) 523453

-HS tự làm bài vào VBT, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. (HS có thể dùng bút chì để làm vào SGK)

-HS nêu: Tám trăm ba mươi hai nghìn bảy trăm năm mươi ba và lên bảng viết 832753.

-HS lần lượt đọc số trước lớp, mỗi HS đọc từ 3 đến 4 số.

-HS cả lớp.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!