Giáo án Sinh học 12 bài 43

Admin
Admin 26 Tháng một, 2016

Giáo án môn Sinh học lớp 12

Giáo án Sinh học 12 bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái được biên soạn kỹ lưỡng bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm nhằm giúp học sinh hiểu được khái niệm chuỗi, lưới thức ăn và các bậc dinh dưỡng, lấy ví dụ minh họa, nêu được nguyên tắc thiết lập các bậc dinh dưỡng.

Giáo án Sinh học 12 bài 41

Giáo án Sinh học bài Hệ sinh thái

TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI

I. Mục tiêu:

  • Trình bày được khái niệm chuổi thức ăn
  • Nêu được khái niệm lưới thức ăn
  • Phân biệt được các bậc dinh dưỡng.
  • Nêu được khái niệm tháp sinh thái
  • Phân biệt được các dạng tháp sinh thái
  • Giáo dục học sinh lòng yêu thiên nhiên, biết bảo vệ môi trường sống.

II. Chuẩn bị:

Hình 43.1, 43.2, 43.3 SGK, máy chiếu, tranh minh họa

III. Tiến trình bài dạy:

1. Kiểm tra bài cũ:

  • Thế nào là hệ sinh thái?
  • Hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo có gì giống nhau và khác nhau?

2. Mở bài: hệ sinh thái là gì và có những mối quan hệ nào?

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

HĐ 1

GV: Nêu ví dụ và hình thành chuỗi thức ăn
SGK

Các mối quan hệ trong chuỗi thức ăn?

Chuỗi thức ăn là gì?

Một chuỗi thức ăn đầy đủ cần có những thành phần nào?

Lấy ví dụ về chuỗi thức ăn ở ao, hồ?

Lưới thức ăn và chuỗi thức ăn có gì khác nhau?

Lấy ví dụ về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn?

Nếu một mắt xích bị tiêu diệt thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hệ sinh thái?

Bậc dinh dưỡng là gì?

Phân biệt các bậc dinh dưỡng có trong một lưới thức ăn?

Hiểu biêt về chuổi thức ăn và lưới thức ăn có ý nghĩa gì?

Bậc dinh dưỡng nào có sinh khối lớn nhất?

HS: Nghiên cứu, trả lời

GV: Kết luận, bổ sung

I. TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG QUẦN XÃ SINH VẬT

1. Chuỗi thức ăn

a. Định nghĩa:

Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắc xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.

b. Phân loại:

Có 2 loại chuỗi thức ăn:

  • Chuỗi thức ăn mở đầu bằng cây xanh à động vật ăn thực vật à động vật ăn động vật. Ví dụ: cây ngô à sâu ăn lá ngô à nhái à rắn hổ mang à diều hâu
  • Chuỗi thức ăn mở đầu bằng chất hữu cơ bị phân giải à sinh vật phân giải mùn, bã hữu cơ à động vật ăn sinh vật phân giải à các động vật ăn động vật khác. Ví dụ: lá, cành khô à mối à nhện à thằn lằn

2. Lưới thức ăn:

Mỗi loài trong quần xã thường là mắt xích của nhiều chuỗi thức ăn. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành lưới thức ăn

3. Bậc dinh dưỡng:

Trong 1 lưới thức ăn tất cả các loài có cùng mức dinh dưỡng hợp thành bậc dinh dưỡng. Có nhiều bậc dinh dưỡng:

  • Bậc dinh dưỡng cấp 1: là các sinh vật sản xuất, bao gồm các sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ của môi trường.
  • Bậc dinh dưỡng cấp 2: là các sinh vật tiêu thụ bậc 1 bao gồm các động vật ăn sinh vật sản xuất.
  • Bậc dinh dưỡng cấp 3: là các sinh vật tiêu thụ bậc 2 bao gồm các động vật ăn thịt, chúng ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1.
  • Bậc cuối cùng là bậc dinh dưỡng cao cấp nhất. Là sinh vật ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1, 2, 3

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!