Giáo án Sinh học 12 bài 37

Admin
Admin 27 Tháng một, 2016

Giáo án môn Sinh học lớp 12

Giáo án Sinh học 12 bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật giúp học sinh nhanh chóng biết được các đặc trưng cơ bản về cấu trúc dân số của các quần thể sinh vật cũng như nêu được ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần thể trong thực tế sản xuất, đời sống.

Giáo án Sinh học 12 bài 38

Giáo án Sinh học 12 bài 39

Bài 37: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

  • Kiến thức:
    • Nêu được các đặc trưng cơ bản về cấu trúc dân số của các quần thể sinh vật, lấy được ví dụ minh họa.
    • Nêu được ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần thể trong thực tế sản xuất, đời sống.
  • Kĩ năng: Kĩ năng quan sát kênh hình, thảo luận, phân tích rồi rút ra kết luận.
  • Thái độ: HS tích cực học tập, có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật.
  • Tư duy: Tư duy lôgic, liên kết kiến thức

II. CHUẨN BỊ:

  • Giáo viên: Giáo án, SGK, tranh phóng to các hình 37.1 – 37.3 SGK
  • Học sinh: SGK, đọc trước bài học.

III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC:

  • Khái niệm về 4 đặc trưng cơ bản: Tỉ lệ đực cái, thành phần nhóm tuổi, sự phân bố cá thể và mật độ cá thể của quần thể.
  • Phân tích một số nhân tố sinh thái chủ yếu ảnh hưởng tới các đặc trưng đó.

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.

1. Ổn định tổ chức lớp học: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ:

  • Thế nào là quần thể sinh vật? quần thể sinh vật được hình thành như thế nào?
  • Nêu các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu tỉ lệ giới tính

GV:

  • Tỉ lệ giới tính là gì? Tỉ lệ giới tính chịu ảnh hưởng của các nhân tố tới nào?
  • Nghiên cứu tỉ lệ giới tính có ý nghĩa gì trong thực tế sản xuất và đời sống?

HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang và bảng 37.1 SGK trang 161 để trả lời.

GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức

* Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhóm tuổi của quần thể.

GV:

  • Điền tên cho 3 dạng tháp tuổi A, B, C và mỗi nhóm trong mỗi tháp? Ý nghĩa sinh thái của mỗi nhóm tuổi? Giải thích?
  • Mức độ đánh bắt ở các quần thể cá? Giải thích? Ý nghĩa của việc nghiên cứu cấu trúc tuổi?

HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang 162 và kiến thức sinh học lớp 9, thảo luận và trả lời các câu hỏi.

GV: Nhận xét, bổ sung hoàn thiện kiến thức.

I . TỈ LỆ GIỚI TÍNH
  • Tỉ lệ giới tính: Tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cái trong quần thể.
  • Tỉ lệ giới tính thường sấp xỉ 1 : 1 nhưng có thể thay đổi tùy loài, từng thời gian và điều kiện sống.
  • Tỉ lệ giới tính của quần thể đẩm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường sống thay đổi.
  • Tỉ lệ giới tính của quần thể chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố của môi trường, đặc điểm sinh lí, tập tính của loài.....
II. NHÓM TUỔI
  • Cấu trúc tuổi: Tuổi sinh lí, tuổi sinh thái, tuổi quần thể.(SGK trang 162)
  • Quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng nhưng cấu trúc đó cũng luôn thay đỏi phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.
  • Cấu trúc, thành phần của nhóm tuổi cho thấy tiềm năng tồn tại và sự phát triển của quần thể trong tương lai.
  • Nắm chắc cấu trúc tuổi giúp ta bảo vệ, khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn.

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!