Giáo án nhà trẻ đề tài Kể chuyện cây táo
Giáo án điện tử mầm non bài Kể chuyện cây táo
Giáo án nhà trẻ đề tài Kể chuyện cây táo được biên soạn kỹ lưỡng với nội dung chi tiết nhằm giúp trẻ biết tên chuyện, tên các nhân vật trong chuyện, hiểu được nội dung câu chuyện: cây lớn lên nhờ có đất, nước, ánh sáng và người chăm sóc. Mời các thầy cô cùng tham khảo bài giáo án điện tử mẫu của chúng tôi.
Giáo án mầm non đề tài: Bé trồng cây
Giáo án nhà trẻ đề tài Trái cây ngày tết
Giáo án mầm non đề tài: Bé đến thăm nhà bếp
KỂ CHUYỆN CÂY TÁO
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: Trẻ biết tên chuyện, tên các nhân vật trong chuyện, hiểu được nội dung câu chuyện: cây lớn lên nhờ có đất, nước, ánh sáng và người chăm sóc.
- Kỹ năng: Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô rõ rang, mạch lạc, biết bắt chước một số động tác mô phỏng sự lớn lên của cây qua trò chơi.
- Thái độ: Trẻ hứng thú nghe cô kể chuyện, tích cực tham gia trò chơi.Trẻ biết bảo vệ và chăm sóc cây.
II. CHUẨN BỊ
Đồ dùng:
- Ti vi, đầu đĩa hình, băng hình quay cảnh vườn táo thật; một số cây quả nhựa: đào, mận, lê; chậu cảnh trồng cây táo thật; que chỉ; nhân vật; tranh truyện; mũ hình lá, quả, hoa để trẻ đội khi chơi trò chơi.
- Trẻ ngồi ghế hình vòng cung.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định tổ chức, tạo tình huống
- Cô trò chuyện với trẻ về thời tiết: Trời đã sang đông nên rất lạnh, các con đi học phải mặt quần áo ấm, đội mũ, khăn kẻo bị ốm, cảm lạnh.
- Có nhiều loại quả ra trái về mùa đông: Táo, lê, cam, quýt, đào, mận.
- Cô cho trẻ đi thăm vườn cây.
- Cô giới thiệu một số cây ăn quả - trong đó cây táo có rất nhiều quả.
- Cô cho trẻ quan sát và hỏi trẻ: cây gì? Cây táo có rất nhiều quả.
- Cô cho trẻ quan sát và hỏi trẻ: cây gì? Cây táo.
- Cây táo có gì? (Thân, lá, quả)
- Cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện cây táo.
2. Nội dung trọng tâm: Kể chuyện
- Cô kể lần 1: Kể diễn cảm kết hợp cho trẻ xem băng hình về vườn táo, hình ảnh cây táo, hoa đào, ông trồng cây, bé tưới nước cho cây, bé chìa vạt áo ra hứng táo chín.
- Cô kể lần 2: Kể tóm tắt câu chuyện và cho trẻ xem tranh truyện cây táo.
- Đàm thoại: Ông đang làm gì? (trồng cây); bé đang làm gì? (tưới nước cho cây); trời mưa: Đang tưới nước cho cây; mặt trời: Đang sưởi nắng cho cây.
- Con gì xuất hiện? (Gà trống) gà trống nói với cây thế nào? (Cây ơi cây lớn mau) Bướm nói gì với cây? (cây ơi cây lớn mau).
- Ông, bé, gà, bướm mong cây thế nào? (Cây ơi cây lớn mau).
- Nghe lời ông, bé, gà và đàn bướm, cây đã cho những trái chín vàng, rơi vào lòng bé.
- Cô kể lần 3: Kết hợp sử dụng sa bàn cát:
- Mưa phùn bay, hoa đào nở và các loài hoa đang khoe sắc đón nắng xuân về.
- Ai đã trồng cây táo (cô gắn nhân vật ông và cây táo).
- Ai đã tưới nước cho cây (cô gắn em bé).
- Mưa tưới nước cho cây (cô kéo các mảng mây ra).
- Mặt trời sưởi nắng cho cây (cô kéo hình mặt trời ra).
- Tiếng nói của gà trống: Cây ơi cây lớn mau (cô gắn gà trống) thế là những chiếc lá non bật ra, cô mở những chiếc lá trên cây.
- Tiếng nói của bướm: Cây ơi cây lớn mau ( cô treo những chùm quả táo vào thân cây). Quả gì đã hiện ra?
- Cô kể lần 4: Vừa kể vừa cho trẻ gọi tên nhân vật, cho trẻ lên lấy nhân vật cắm xuống sa bàn cát theo tình tiết câu chuyện.
→ Giáo dục trẻ: Cây ra hoa, kết trái là nhờ có đất, nước, ánh sáng và có sự chăm sóc của bàn tay con người. Muốn cây có nhiều quả chúng ta phải biết bảo vệ và chăm sóc cây. Khi ăn táo các con nhớ rửa sạch, bỏ hạt.
3. Trò chơi: Gieo hạt nảy mầm
- Cô cho trẻ tự lấy mũ hình lá, hoa, quả đội lên đầu.
- Trẻ bắt chước động tác và nói theo: xới đất, gieo hạt, nảy mầm.
1 nụ - 2 nụ; 1 hoa- 2 hoa; 1 quả- 2 quả.
Gió thổi – cây nghiêng, lá rụng – nhiều lá. Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
4. Kết thúc: Cô khen động viên trẻ.