Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 3 - Bài 5: Góc học tập của em

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 20 Tháng một, 2021

Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 3 - Bài 5

Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 3 - Bài 5: Góc học tập của em là mẫu giáo án điện tử lớp 3 trọn bộ dành cho quý thầy cô cùng tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp bài giảng của thầy cô phong phú và dễ hiểu hơn. Chúc quý thầy cô dạy tốt!

GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH

Bài 5: GÓC HỌC TẬP CỦA EM

I. MỤC TIÊU:

1. Học sinh nhận thấy sự cần thiết của việc sắp xếp góc học tập ở nhà gọn gang, ngăn nắp, khoa học.

2. Học sinh có kĩ năng:

  • Sắp xếp góc học tập gọn gàng, ngăn nắp, khoa học.
  • Biết cách trang trí góc học tập phù hợp với không gian và điều kiện của gia đình.

3. Học sinh tự giác sắp xếp, trang trí góc học tập của mình.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

  • Tranh minh hoạ trong sách HS.
  • Video clip có nội dung bài học (nếu có).
  • Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai.
  • Tranh vẽ, sản phẩm thủ công của học sinh để trang trí góc học tập.

III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

TG

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

5’

1’

10’

6’

6’

6’

2’

A. Bài cũ

- Nêu những việc cần làm để giữ cho ngôi nhà của em luôn sạch sẽ?

- Gọi HS đọc lời khuyên bài 4

- GV nhận xét

B. Bài mới

1: Giới thiệu bài

GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Góc học tập gọn gàng”.

2: Nhận xét hành vi

* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận thấy sự cần thiết của việc sắp xếp góc học tập gọn gàng, ngăn nắp, khoa học.

* Các bước tiến hành:

Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện phần Đọc truyện “Góc học tập của Hồng”, SHS trang 20, 21.

Bước 2: HS trình bày kết quả.

GV kết luận theo từng câu hỏi gợi ý sau:

- Vì sao Hồng không tìm thấy tập giấy thủ công? (SHS tr.21)

- Để góc học tập gọn gàng, ngăn nắp, Hồng nên làm thế nào? (SHS tr.21)

- Giữ góc học tập gọn gàng, ngăn nắp thì có lợi gì?

Bước 3: GV chốt kiến thức và hướng dẫn HS rút ra ý 1 của lời khuyên, SHS trang 22.

Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.

3: Trao đổi, thực hành

* Mục tiêu: Giúp HS nhận biết và bày tỏ ý kiến trước việc sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, khoa học và trang trí góc học tập đẹp mắt.

* Các bước tiến hành:

Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 1, SHS trang 21, 22.

Bước 2: HS trình bày kết quả.

GV kết luận theo từng tranh:

- Tranh 1: Góc học tập được sắp xếp gọn gàng, trang trí đẹp mắt > ngồi học sẽ thấy vui, thực hiện các hoạt động học tập hiệu quả.

- Tranh 2: Góc học tập bừa bộn, trang trí không đẹp mắt > mất thời gian cho việc sắp xếp hay tìm đồ dùng, sách vở, thực hiện các hoạt động học tập không hiệu quả.

- Tranh 3: Góc học tập bừa bộn, trang trí không đẹp mắt (như tranh 2).

- Tranh 4: Góc học tập được sắp xếp gọn gàng, trang trí đẹp mắt (như tranh 1).

Bước 3: GV liên hệ với thực tế của HS.

4: Trao đổi, thực hành

* Mục tiêu: Giúp HS biết cách sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, khoa học và trang trí góc học tập của mình phù hợp với không gian và điều kiện của gia đình.

* Các bước tiến hành:

Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 2, SHS trang 22.

Bước 2: HS trình bày kết quả.

GV kết luận theo từng trường hợp:

a) Hoàng để đồ chơi trên ngăn giá sách như vậy sẽ khó khăn khi cần tìm sách.

b) Mai trang trí góc học tập của mình bằng những bức tranh xé dán, bông hoa năm cánh như vậy sẽ giúp cho Mai có góc học tập đẹp, khi học Mai thấy vui, học tập sẽ hiệu quả.

c) Minh mang sách vở ra bàn tiếp khách làm bài như vậy thì học tập sẽ không hiệu quả (thiếu đồ dùng cấn thiết nếu cần sử dụng, không yên tĩnh vì phòng khách sẽ có nhiều người, làm ảnh hưởng tới không gian sinh hoạt của gia đình).

Bước 3: GV hướng dẫn HS rút ra ý 2 của lời khuyên, SHS trang 22.

GV mở rộng: Việc sắp xếp, trang trí góc học tập thể hiện nền nếp và thẩm mĩ của người học sinh.

Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.

5: Thực hành

* Mục tiêu: Giúp HS thực hành làm sản phẩm để trang trí góc học tập.

* Các bước tiến hành:

Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện việc làm sản phẩm (hoặc trình bày sản phẩm) để trang trí góc học tập.

Bước 2: GV giúp HS nêu ý tưởng về sản phẩm của mình.

6: Củng cố - Tổng kết bài

- GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên.

- Chuẩn bị bài 6 “Ngôi trường của em”.

- HS trả lời

- HS ghi đầu bài

- HS đọc truyện

(Hồng để đồ dùng bừa bãi, không đúng nơi quy định, học bài xong. Hồng cho luôn cả chồng sách giáo khoa và vở viết vào một góc bàn, giấy thủ công bạn lại để vào trong chồng báo.)

Sắp xếp sách vở đồ dùng học tập riêng theo từng loại, gáy sách quay ra ngoài...).

(Sắp xếp sách vở gọn gàng, ngăn nắp thì khi cần sẽ dễ thấy, dễ tìm và dễ lấy.)

- HS trình bày

- HS đọc lời khuyên

20 Tháng một, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm