Giáo án Mỹ thuật 4 cả năm

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 14 Tháng ba, 2018

Giáo án môn Mỹ thuật lớp 4

Giáo án Mỹ thuật 4 cả năm được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Mỹ thuật 4 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Mỹ thuật 4 bài 1: Những mảng màu thú vị - Tiết 1

Chủ đề 1: NHỮNG MẢNG MÀU THÚ VỊ

I / MỤC TIÊU HỌC SINH CẦN ĐẠT ĐƯỢC

* Nêu được sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên và vai trò của mà sắc trong cuộc sống.

* Nhận ra và nêu được các cặp màu bổ túc, màu nóng, màu lạnh.

* Vẽ được các mảng màu cơ bản, các cặp màu bổ túc, màu nóng, màu lạnh tạo sản phẩm trang trí hoặc bức tranh biểu cảm.

* Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn

II/ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC

  • Phương pháp: vẽ cùng nhau, vẽ biểu cảm.
  • Hình thức tổ chức: hoạt động nhóm

III/ ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN

GV chuẩn bị:

  • Sách mỹ thuật lớp 4
  • Tranh ảnh, đồ vật có nhiều mảng màu khác nhau.
  • Tranh được đóng khung từ bài vẽ theo nhạc

HS chuẩn bị:

  • Sách mỹ thuật lớp 4
  • Màu vẽ, giấy vẽ, kéo, hồ dán, thước...

IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1

A. khởi động: học sinh các nhóm viết tên màu của cầu vòng, và vạch màu lên giấy theo tên màu đã viết.

B. nội dung chính:

1/ Tiềm hiểu:

- HS hoạt động nhóm

- yêu cầu học sinh quan sát hình 1.1 sách mỹ thuật lớp 4 và thảo luận theo câu hỏi gợi mở sau:

* màu sắc do đâu mà có?

* màu sắc trong thiên nhiên và màu sắc trong tranh có điểm gì khác nhau?

* màu sắc có vai trò gì trong cuộc sống?

- yêu cầu HS quan sát hình 1.2 SGK và nhắc lại tên 3 màu cơ bản

* MÀU BỔ TÚC:

- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1.4 SGK và chỉ ra các cặp màu đối diện nhau trong vòng tròn là màu bổ túc: vàng – tím; lam - cam; đỏ - lục (xanh lá cây).

- yêu cầu HS cảm nhận về các cặp màu bổ túc

* em có cảm giác thế nào khi nhìn các cặp màu bổ túc đứng cạnh nhau?

* em có thấy các cặp màu tươi hơn , rực rỡ hơn khi chúng đứng cạnh nhau không?

MÀU NÓNG – MÀU LẠNH

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.6 SGK va nêu câu hỏi:

* màu nóng , màu lạnh thường tạo cho ta cảm giác thế nào?

- yêu cầu HS xem hình 1.7 SGK va neu câu hỏi:

* trong tranh có những màu nào?

* kể tên cặp màu bổ túc mà em tháy trong tranh?

* bức tranh nào có nhiều màu nóng, bức tranh nào có nhiều màu lạnh?

Màu sắc trong tranh tạo cho em cảm giác gì?

2/ thực hiện:

- Yêu cầu HS quan sát hình 1.8 SGK đẻ nhận biết cách vẽ màu.

- Yêu cầu HS quan sát hình 1.9 SGK để có ý tưởng sáng tạo về bố cục và màu sắc trong tranh.

- các nhóm khởi động

- HS quan sát và trả lời câu hỏi.

- HS quan sát và trả lời câu hỏi

- HS quan sát thảo luận và trả lời câu hỏi

- HS quan sát và tập vẽ theo

TIẾT 2

3/ Thực hành:

- Yêu cầu HS vẽ bức tranh bố cục bằng đường nét, hình mảng, màu sắc vào giấy vẽ theo ý thích .

- yêu cầu HS đặt tên bức tranh vừa vẽ.

4/ Trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm:

- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.

- hướng dẫn HS thuyết trình qua các câu hỏi gợi mở:

* em có thấy thích khi thực hiện bài vẽ không, em cảm nhận như thế nào về bài vẽ của mình?

* em đã lựa chọn và thể hiện màu sắc như thế nào trong bài vẽ của mình?

* Em thích bài vẽ nào của các bạn, em học hỏi được gì từ những bài vẽ của các bạn?

* hãy nêu ý kiến của em về cách sử dụng màu sắc trong cuộc sống hằng ngày?

C/ TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ

- GV đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực , động viên, khuyến khích các em HS chưa hoàn thành bài.

VẬN DỤNG – SÁNG TẠO

Yêu cầu HS tạo những bức tranh bằng các mảng màu theo ý thích.

- HS vẽ tranh cùng nhau

- các nhóm trưng bày sản phẩm, quan sát và đưa ra những ý kiến của mình về nhũng bức vẽ.

- HS chú ý lắng nghe

- HS làm bài thêm ở nhà.

14 Tháng ba, 2018

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm