Giáo án môn Tin học lớp 11 bài 17

Admin
Admin 03 Tháng mười, 2018

Giáo án môn Tin học 11

Giáo án môn Tin học lớp 11 bài 17: Ôn tập được biên soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD&ĐT. Đây sẽ là tài liệu giáo án điện tử lớp 11 hay giúp quý thầy cô soạn giáo án điện tử môn Tin học 11 nhanh chóng và hiệu quả. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Củng cố, hệ thống cho học sinh những kiến thức đã học trong học kỳ I: Cấu trúc rẽ nhánh, cấu trúc lặp, các phép toán, hàm, biểu thức, các thủ tục vào ra chuẩn, cấu trúc chương trình, kiểu dữ liệu chuẩn.

2. Kĩ năng: Vận dụng các cấu trúc đã học vào giải quyết một số bài toán đơn giản.

3. Thái độ: Rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chính xác.

II. Chuẩn bị

  • Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, máy chiếu Projector.
  • Học sinh: Sách giáo khoa, đồ dùng học tập.

III. Tổ chức các hoạt động học tập

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kim tra bài cũ: Tiến hành trong quá trình ôn tập.

3. Tiến trình bài học:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Hoạt động 1: Củng cố, hệ thống lại kiến thức (15 phút)

GV: Gọi HS nhắc lại kiến thức.

HS: Trả lời.

GV: Hệ thống lại những kiến thức trọng tâm đã học.

HS: Nghe giảng, ghi nhớ.

GV: Trình chiếu bài tập trắc nghiệm, bài tập sửa lỗi trên máy chiếu.

HS: Quan sát, suy nghĩ.

GV: Kết luận đáp án đúng.

GV: Hướng dẫn học sinh cách tính tổng.

HS: Sử dụng câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước.

GV: Gọi HS lên bảng viết đoạn chương trình.

GV: Trình chiếu chương trình chuẩn trên máy.

HS: Quan sát, ghi nhớ.

Hoạt động 2: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập (20 p)

GV: Giới thiệu nội dung bài tập.

HS: Làm bài tập theo yêu cầu của GV

GV: Hướng dẫn, chữa bài tập.

I. LÝ THUYẾT

1. Cấu trúc của chương trình.

[ <Phần khai báo>]

<Phần thân>

2. Một số kiểu dữ liệu chuẩn.

Quan tâm tới các yếu tố: Tên kiểu, dung lượng bộ nhớ lưu trữ, phạm vi miền giá trị, các phép toán tác động lên kiểu,

- Kiểu nguyên

- Kiểu thực

- Kiểu ký tự

- Kiểu lô gic

3. Phép toán, biểu thức, các hàm số học chuẩn.

4. Cấu trúc rẽ nhánh.

- Ý nghĩa

- Cú pháp

- Cách thực hiện

5. Cấu trúc lặp.

- Ý nghĩa

- Cú pháp

- Cách thực hiện

6. Các lệnh soạn thảo, dịch, thực hiện chương trình.

- Thủ tục nhập dữ liệu.

- Thủ tục xuất dữ liệu.

II. BÀI TẬP

1. Bài tập trắc nghiệm.

2. Bài tập phát hiện lỗi và sửa lỗi trong chương trình.

3. Bài tập:

*) Bài 5 phần b:

program TongGT;

uses crt;

Var n, gt: longint;

e: real;

Begin

clrscr;

e:=2;

gt:=2;

n:=2;

While not(1/gt < 2*1E-6) do

begin

e:=e+ 1/gt;

n:=n+1;

gt:=gt*n;

end;

write('Kqua la:',e:10:6);

readln;

end.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!