Giáo án môn Tin học lớp 10 bài 12

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 03 Tháng mười, 2018

Giáo án môn Tin học 10

Giáo án môn Tin học lớp 10 bài 12: Tệp và quản lý tệp được biên soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD&ĐT. Đây sẽ là tài liệu giáo án điện tử lớp 10 hay giúp quý thầy cô soạn giáo án điện tử môn Tin học 10 nhanh chóng và hiệu quả. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Hiểu được khái niệm tệp và quy tắc đặt tên tệp
  • Khái niệm thư mục, cây thư mục.
  • Biết được hệ thống quản lý tệp

2. Kĩ năng:

  • Nhận dạng được tên tệp, thư mục, đường dẫn
  • Đặt được tên tệp, thư mục.

3. Thái độ: Ham học hỏi, cẩn thận, sôi nổi.

II. CHUẨN BỊ

  • Giáo viên: Giáo án, SGK.
  • Học sinh: Vở ghi, SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP

Thuyết trình, đàm thoại, trực quan

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

4.1. Ổn định: kiểm tra sĩ số

4.2. Kiểm tra bài cũ (0’)

4.3. Bài mới:

Nội dung giảng dạy

Hoạt động của GV và HS

1.Tệp và thư mục.

a)Tệp và tên tệp.

* Tệp:

- Tệp, còn được gọi là tập tin, là một tập hợp các thông tin ghi trên bộ nhớ ngoài, tạo thành một đơn vị lưu trữ do hệ điều hành quản lí. Mỗi tệp có một tên để truy cập.

* Tên tệp: Cấu trúc

<Phân tên>.<Phần mở rộng>

-Phần tên: Được đặt theo quy tắc đặt tên (gồm chữ, số và các ký hiệu đặc biệt $, %, #, !, ~, (), {}, ^, &…)

-Phần mở rộng: Là phần đặc trưng cho từng chương trình

Trong các HĐH Windows:

Tên tệp không quá 255 kí tự, thường gồm hai phần: phần tên (Name) và phần mở rộng (còn gọi là phần đuôi) và được phân cách nhau bằng dấu chấm (.);

Phần mở rộng của tên tệp không nhất thiết phải có và được hệ điều hành sử dụng để phân loại tệp;

Tên tệp không được chứa một trong các kí tự sau: \ / : *? " < > |.

Trong HĐH MS DOS:

Tên tệp thường gồm phần tênphần mở rộng, hai phần này được phân cách bởi dấu chấm;

Phần tên không quá tám kí tự, phần mở rộng có thể có hoặc không, nếu có thì không được quá ba kí tự;

Tên tệp không được chứa dấu cách.

Tóm lại: tên tệp được đặt theo quy định riêng của mỗi HĐH.

Ví dụ:

1. ABCD 4. DATA.IN

2. Abcde 5. AB.CDEF

3. CT1.PAS 6. My Documents

Các tên tệp 1 đến 4 là hợp lệ trong MS-DOS và Windows, các tên còn lại chỉ hợp lệ trong Windows. Lưu ý là tên tệp 5 có phần mở rộng là CDEF.

b) Thư mục.

HĐH tổ chức lưu trữ tệp trong các thư mục để quản lý các tệp được dễ dàng.

Thư mục gốc: Là thư mục được tạo tự động trên ổ đĩa.

Thư mục mẹ: Là thư mục chứa các thư mục khác trong đó.

Thư mục con: là thư mục nằm trong thư mục mẹ.

Đường dẫn: Để định vị tệp cần thiết, ta phải đưa ra chỉ dẫn gồm tên các thư mục theo chiều đi từ thư mục gốc tới thư mục chứa tệp và sau cùng là tên tệp, trong đó tên các thư mục và tên tệp phân cách nhau bởi kí tự “\”.

Một chỉ dẫn như vậy được gọi là một đường dẫn (Path). Một đường dẫn có cả tên ổ đĩa được gọi là đường dẫn đầy đủ.

- Thư mục gốc: C:\

- Thư mục mẹ: LOP10;

- Thư mục con: TO1; TO2; TO3;

- Đường dẫn tới tệp HS1:

C:\LOP10\TO2\HS1

Hoạt động 1

GV: Đưa vào máy tính một số thông tin như: văn bản, chụp một hình nền. Chỉ cho HS thấy một vài tệp khác như một tệp Video, một tệp hình ảnh có trước.

GV: (thông báo) đó là các tệp. Vậy tệp dùng để làm gì? Khái niệm tệp?

GV: Đưa ra 2 ví dụ về đặt tên tệp trong các hệ điều hành Windows và hệ điều hành MS DOS.

GV: Qua hai ví dụ trên em hãy cho biết cách đặt tên tệp được quy định như thế nào?

GV: Em hãy quan sát các tên tệp từ 1 đến 6 ở bên và cho biết tên nào lầ tên hợp lệ trong Windows và tên nào là tên hợp lệ trong MS DOS.

Hoạt động 2

GV: Thư mục dùng để làm gì?

GV: Mở lại cây thư mục trước, chỉ rõ:

- Thư mục gốc.

- Thư mục mẹ.

- Thư mục con.

- Đường dẫn

GV: Qua cây thư mục trên em hãy cho biết: thư mục gốc, thư mục mẹ, thư mục con là gì?

Thế nào là đường dẫn? Đường dẫn đầy đủ?

Hoạt động 3

Cho cây thư mục, với các tệp có màu sáng, các thư mục có màu trắng.

Qua cây thư mục trên em hãy cho biết đâu là thư mục gốc, thư mục mẹ, thư mục con và hãy chỉ ra đường dẫn đầy đủ đến tệp HS1.

03 Tháng mười, 2018

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!