Giáo án môn Tập đọc lớp 5 bài 48
Giáo án Tập đọc lớp 5
Giáo án Tập đọc lớp 5 bài 48: Cửa sông bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 5 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết đọc diễn cảm bài thơvới giọng thiết tha, gắn bó.
2. Kĩ năng: Hiểu ý chính: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi tình thuỷ chung, biết nhớ cội nguồn (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong Sách giáo khoa; thuộc lòng 3, 4 khổ thơ).
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* MT: GV giúp HS cảm nhận được "Tấm Lòng" của cửa sông qua các câu thơ: Dù giáp mặt cùng biển rộng ... bỗng .... nhớ một vùng núi non. Từ đó giáo dục Hs ý thức biết quý trọng và bảo vệ môi trường thiên nhiên (Khai thác gián tiếp nội dung bài)
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Giáo viên: Tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn đoạn cần đọc diễn cảm.
- Học sinh: SGK, bút chì, bút dạ quang và các đồ dùng học tập khác.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Hoạt động khởi động (4 phút): - KTBC: Gọi HS đọc bài Phong cảnh đền Hùng và trả lời câu hỏi. - Nhận xét, cho điểm. - GTB: trực tiếp. 2. Các hoạt động chính: a. Hoạt động 1: Luyện đọc (10 phút) * Mục tiêu: Học sinh biết đọc trôi chảy, đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu 1 HS giỏi đọc bài. - GV treo tranh lên bảng. - Chia thành 6 đoạn ứng với 6 khổ thơ. - GV khen những em đọc đúng kết hợp sửa lỗi cho những em đọc còn phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc chưa phù hợp. - GV yêu cầu HS đọc lượt thứ 2 đồng thời nêu phần Chú giải SGK. - GV yêu cầu HS đọc theo cặp 2 vòng. - GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, tha thiết, giàu tình cảm. b. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.(10 phút) * Mục tiêu: Học sinh biết trả lời các câu hỏi SGK để hiểu nội dung của bài. * Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS đọc và hiểu nội dung của bài: + Trong khổ thơ đầu, tác giả đã dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay? + Cửa sông là địa điểm đặc biệt như thế nào?
+ Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn? * MT: GV giáo dục Hs ý thức biết quý trọng và bảo vệ môi trường thiên nhiên. c. Hoạt động 3: Đọc diễn cảm và học thuộc lòng. (10 phút) * Mục tiêu: Học sinh biết đọc với giọng nhẹ nhàng, tha thiết, giàu tình cảm. * Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS đọc. - GV dùng bảng phụ viết sẵn cả bài thơ, yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm 2 khổ thơ 4 và 5.
- GV nhận xét, uốn nắn cách đọc cho HS. - Yêu cầu HS nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ. - GV tuyên dương những em đọc diễn cảm hay nhất và thuộc bài thơ nhanh nhất. 3. Hoạt động nối tiếp: 3 phút - Nhận xét tiết học. - Về đọc lại bài nhiều lần và học thuộc lòng bài thơ. - Chuẩn bị bài Nghĩa thầy trò. |
HS đọc bài Phong cảnh đền Hùng và trả lời câu hỏi.
- HS khá giỏi đọc cả bài. - HS quan sát tranh minh họa bài thơ. - Nhiều HS nối tiếp nhau đọc các khổ thơ. - HS đọc từng đoạn nối tiếp.
- HS nêu mục Chú giải SGK.
- HS đọc theo cặp -2 em đọc cả bài.
- HS đọc thầm, đọc lướt bài văn để trả lời câu hỏi: + Tác giả dùng: là cửa nhưng không then khóa, cũng không khép bao giờ. Tác giả dựa vào “cửa sông” để chơi chữ. + Nơi nước ngọt chảy vào biển cả, nơi biển cả tìm về đất liền, nơi tiễn đưa người ra khơi. + “Tấm lòng” của cửa sông vẫn không quên cội nguồn.
- 6 HS đọc nối tiếp nhau các khô thơ của bài. - HS dùng viết chì đánh dấu các từ ngữ cần nhấn giọng. - HS luyện đọc diễn cảm 2 khổ thơ theo cặp. - Một vài HS thi luyện đọc diễn cảm trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất. - HS nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ. - Thi đọc thuộc lòng trước lớp. |