Giáo án mầm non chủ đề Gia đình

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 20 Tháng một, 2021

Giáo án theo chủ đề trường mầm non

Giáo án mầm non chủ đề Gia đình không chỉ giáo dục cho các con những bài học cùng những hành động đẹp đối với những người thân yêu trong gia đình mà còn phân bổ lịch học và các hoạt động tại lớp một cách khoa học.

CHỦ ĐỀ 3: GIA ĐÌNH

(Thời gian thực hiện 3 tuần từ 12/10 – 30/10/2015)

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

1. Phát triển thể chất.

* Dinh dưỡng:

  • Phân biệt được ích lợi của 4 nhóm thực phẩm theo sở thích của gia đình, kể được tên 1 số món ăn ở nhà và cách chế biến đơn giản.
  • Biết giữ gìn sức khỏa của bản thân và người thân trong gia đình. Biết mặc trang phục phù hợp với thời tiết..Biết tự làm một số công việc của cá nhân mình.
  • Nhận biết được một số vật dụng nguy hiểm, biết nói với người lớn khi bị ốm mệt...

* Vận động:

  • Đi khụy gối, bật xa, đi chạy theo hiệu lệnh, bò vượt trướng ngại vật, ném xa bằng 2 tay. Biết đi thăng bằng trên ghế thể dục (CS11).
  • Thực hiện các vận động khéo léo của bàn tay, ngón tay. Tự rót nước không bị đổ ra ngoài.
  • Phối hợp chính xác giữa tay và mắt, biết cách cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản (CS7).

2. Phát triển nhận thức.

  • Biết họ tên, một số đặc điểm, và sở thích của người thân trong gia đình.
  • Biết địa chỉ, số điện thoại của gia đình.
  • Biết công việc của mỗi thành viên trong gia đình và nghề nghiệp của bố, mẹ. Biết so sánh số lượng người trong gia đình.
  • Trẻ biết phân loại và so sánh các đồ dùng trong gia đình (theo số lượng, hình dáng, công dụng, chất liệu).
  • Miêu tả bản thân và người thân, các đồ dùng của gia đình thông qua hoạt động hát và kể chuyện.
  • Tô, viết chữ về bản thân, gia đình, nói được ý tưởng trong sản phẩm của mình (CS103)
  • Biết cách giao tiếp ứng xử phù hợp với truyền thống văn hoá gia đình.
  • Có ý thức tự phục vụ cá nhân.
  • Có thói quen hành vi văn minh trong ăn uống.

3. Phát triển ngôn ngữ.

  • Nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình (CS 27). Trẻ tự tin biết sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp (CS 67). Tạo ra các chữ viết, chữ số, và các hình có thể nhận ra.
  • Phát âm các chữ cái o, ô, ơ, a, ă, â. Nhận biết và phát âm chữ cái e, ê.
  • Làm quen với cách đọc và viết tiếng Việt, thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh( CS79)
  • Thích nghe đọc thơ, đọc sách và kể chuyện diễn cảm về gia đình.

4. Phát triển thẩm mĩ.

  • Biết tạo ra các sản phẩm tạo hình có bố cục cân đối, màu sắc hài hòa về các đồ dùng gia đình, các kiểu nhà các thành viên trong gia đình.
  • Biết thể hiện cảm xúc phù hợp với tác phẩm có liên quan đến chủ đề gia đình.
  • Nhận ra cái đẹp của cửa nhà qua việc sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng ngăn nắp.
  • Trẻ miêu tả được đặc điểm của người thân qua nét vẽ, màu sắc.
  • Trẻ biết hát đúng vận động nhịp nhàng phù hợp với nhịp điệu của bài hát (CS 100).
  • Biết nhận xét và giữ gìn sản phẩm của bạn của mình.
20 Tháng một, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!