Giáo án Công nghệ 10 bài 5: Thực hành: Xác định sức sống của hạt

Admin
Admin 05 Tháng hai, 2018

Giáo án Công nghệ 10 bài 5

Giáo án Công nghệ 10 bài 5: Thực hành: Xác định sức sống của hạt được thiết kế rõ ràng, chi tiết, sẽ giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc soạn giáo án điện tử lớp 10, soạn giáo án công nghệ 10 cũng như hướng dẫn học sinh hiểu nội dung bài học. Chúng tôi hi vọng, bộ giáo án này sẽ giúp các em học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn.

Giáo án Công nghệ 10 bài 4: Sản xuất giống cây trồng (Tiếp theo)

Giáo án Công nghệ 10 bài 6: Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp

BÀI 5: THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH SỨC SỐNG CỦA HẠT

I) MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1) Kiến thức:

  • Chọn được hạt dủ tiêu chuẩn để xác định sức sống của hạt trước khi gieo trồng
  • Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trong quy trình xác định sức sống của hạt
  • Tính được tỷ lệ hạt sống

2) Kỹ năng:

  • Rèn luyện các đức tính chu đáo, cẩn thận thông qua việc thực hiện đúng quy trình thực hành.
  • Kỹ năng thực hành thí nghiệm

3) Thái độ:

  • Có ý thức trong việc lựa chọn giống để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm cao .

II) CHUẨN BỊ:

1) Chuẩn bị của học sinh:

  • Đọc kỹ nội dung SGK trang 17-19.
  • Chuẩn bị hạt giống (đậu phộng) theo sự phân công của giáo viên.

2) Chuẩn bị của giáo viên:

  • Dụng cụ:
    • Hộp Petri loại nhỏ: 5 hộp.
    • Panh (kẹp) hạt: 5 cái.
    • Dao cắt hạt: 5 con (hoặc 1 hộp dao lam).
    • Giấy thấm: 25 tờ.
    • Lame kính: 5-10 Lame.
    • Ống hút hóa chất: 5 ống.
  • Hóa chất: Xanhmethylen (đủ cho cả lớp).
  • Nguyên liệu: Chuẩn bị hạt giống (đậu phộng) dự phòng đủ cho cả lớp.
  • Làm thử: Làm thử các bước của quy trình thực hành để đảm bảo thành công trước khi hướng dẫn HS thực hành.

III. THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY

  • Thời gian:
    • Ổn định lớp: 1’
    • KTBC: 3’
    • Phần I: 5’
    • Phần II: 15’
    • + Phần III: 10’
    • Phần IV: 8’
    • Củng cố: 3’
  • Phương pháp:
    • Phương pháp vấn đáp
    • Phương pháp thực hành thí nghiệm

III) TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1) Ổn định lớp:

  • Ổn định, kiểm tra sĩ số lớp.

2) Kiểm tra bài cũ:

  • Nêu sự giống và khác nhau cư bản ở quy trình sản xuất GCT tự thụ phấn theo sơ đồ duy trì và sơ đồ phục tráng?
  • Trình bày quy trình sản xuất GCT ở cây thụ phấn chéo?

3) Bài mới:

ĐVĐ: Để biết được tỷ lệ nảy mầm cao hay thấp, người ta có rất nhiều PP khác nhau và hôm nay chúng ta cùng làm quen với một PP mới.

Hoạt động của HS

Hoạt động của GV

Nội dung

HS: Quan sát và ghi bài

HS: Trả lời

HS: Phải đổ ngập hạt

HS: Tính thẩm thấu có chọn lọc cảu tế bào

HS: Tự thực hành thí nghiệm theo quy trình Gv vừa hướng dẫn

- GV: giới thiệu các dụng cụ và hóa chất cần sử dụng trong bài thực hành gồm:

(?) Tại sao trong quy trình thí nghiệm này người ta thường dùng hạt ngô hay hạt đỗ?

- GV: giới thiệu quy trình thực hành gồm 5 bước theo trình tự sau:

(?) Khi đổ thuốc thử vào hộp Petri phải đổ như thế nào là thích hợp nhất?

(?) Tại sao hạt chết lại bị nhuộm mầu còn hạt sống không bị nhuộm mầu của thuốc thử?

(?) Tỷ lệ hạt sống được tính như thế nào?

- GV: giới thiệu mẫu phiếu thu hoạch (đã được chuẩn bị sẵn cho các nhóm).

- Yêu cầu HS thực hiện theo đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh, an toàn, cẩn thận.

- Kiểm tra, theo dõi quá trình thực hành của HS

- Nhắc nhở nếu HS làm sai quy trình.

- Nhận xét và đưa ra kết quả về tỷ lệ hạt sống đúng nhất

- Yêu cầu HS dọn vệ sinh sạch sẽ, để các dụng cụ và hóa chất đúng nơi quy định trước khi ra khỏi phòng thí nghiệm.

I) DỤNG CỤ, HÓA CHẤT:

1) Dụng cụ: (mỗi nhóm cần)

+ 1 Hộp Petri loại nhỏ.

+ 1 Panh (kẹp) hạt.

+ 1 Dao cắt hạt (hoặc 1 dao lam).

+ 4-5 tờ Giấy thấm.

+ 1-2 Lame kính.

+ 1 Ống hút hóa chất.

2) Hóa chất:

- 1 lọ thuốc thử (Xanhmethylen).

- Nguyên liệu: 50 hạt ngô sống.

II) QUY TRÌNH THỰC HÀNH:

* Bước 1: Lấy 50 hạt ngô, dùng giấy thấm lau sạch, xếp vào đĩa Petri.

* Bước 2: Đổ thuốc thử vào hộp Petri (phải ngập hạt). Ngâm từ 10-15 phút.

* Bước 3: Dùng kẹp gắp hạt ra đặt vào giấy thấm, lau sach thuốc thử ở vỏ hạt.

* Bước 4: Dùng Kẹp: kẹp chặt hạt đặt lên Lame kính, dùng dao Lam cắt đôi hạt, quan sát nội nhũ.

Lưu ý:

+ Nội nhũ bị nhuộm màu là hạt chết.

+ Nội nhũ không bị nhuộm màu là hạt sống.

* Bước 5: Tính tỷ lệ hạt sống.

A% = B/C x 100%

Trong đó: B là số hạt sống,

C là tổng số hạt thí nghiệm.

Ghi kết quả thu được vào phiếu số 01.

III) THỰC HIỆN QUY TRÌNH THỰC HÀNH:

- Chia lớp ra làm 6 nhóm và chia dụng cụ hóa chất

- Các nhóm tự thực hành

- Kết quả thực hành được ghi theo mẫu phiếu 01

Nhóm

Hạt nhuộm mầu

Hạt Không nhuộm mầu

SL

%

SL

%

1

2

3

4

5

6

IV) KIỂM TA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ:

- Đưa ra tỷ lệ hạt sống phù hợp

- Nhận xét ý thức thực hành của lớp

4) Củng cố và nhắc nhở

  • Nhắc lại 5 bước của quy trình thực hành.
  • Về nhà:
    • Học kỹ quy trình xác định sức sống của hạt.
    • Đọc trước bài 6.

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm