Giáo án bài Hệ thống khởi động

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 19 Tháng năm, 2015

Giáo án bài giảng “Hệ thống khởi động” được thiết kế dựa theo khung chương trình chuẩn bậc Phổ thông trung học. Giáo án lần lượt giải quyết các vấn đề chính như: mục tiêu bài dạy - giúp học sinh nắm được các kiến thức và kỹ năng cơ bản mà tác phẩm hướng đến, phương tiện dạy học gồm sách giáo khoa và phần thiết kế bài giảng, mời các thầy cùng tải về sử dụng.

Giáo án bài "Hệ thống khởi động"

BÀI 30: HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

1. Mục tiêu khiến thức:

  • Trình bày được nhiệm vụ, phân loại của hệ thống khởi động và nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động bằng động cơ điện.

2. Mục tiêu kỹ năng:

  • Vẽ và tháo lắp các bộ phận của hệ thống khởi động bằng động cơ điện.
  • Phân tích được nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động bằng động cơ điện.

3. Mục tiêu thái độ:

  • Hình thành óc tư duy kỹ thuật và khả năng quan sát về sự liên kết giữa các bộ phận của động cơ, có ý thức học tập.

II. Chuẩn bị bài dạy

  • Chuẩn bị của giáo viên: SGK, sơ đồ (hình 30.1 SGK), nghiên cứu tài liệu liên quan, giáo án, lịch giảng dạy.
  • Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ và đọc, nghiên cứu sách giáo khoa trước khi học bài mới.

III. Tiến trình bày dạy

1. Ổn định lớp: (2 phút)

  • Kiểm tra sỹ số:
  • Quan sát, nhắc nhở:

2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

  • Câu 1: Nêu cấu tạo của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm.
  • Câu 2: Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm hoạt động như thế nào?

3. Giảng bài mới:

A. Đặt vấn đề: (2 phút)

- Hàng ngày chúng ta được nhìn thấy rất nhiều những chiếc xe máy,chiếc oto con,oto tải đi băng băng trên đường hay chiếc máy phát điện, máy cày đang làm việc hết công suất… Nhưng đã khi nào chúng ta tự hỏi rằng nguyên nhân từ đâu mà những chiếc máy đó hoạt động được không? Hay hệ thống gì đã khiến động cơ của chúng có thể làm việc được? Phải chăng nó 1 phép lạ thần kỳ hay do 1 hệ thống nào đó điều khiển sự làm việc đây? Để trả lời cho câu hỏi này hôm nay chúng ta cùng đi học Bài 30: Hệ thống khởi động. Qua bài học chúng ta sẽ thấy được rằng tại sao động cơ lại làm viêc được và tìm hiểu xem hiện nay hệ thống khởi động nào đang có tính năng ưu việt nhất, được áp dụng nhiều nhất trong đời sống hàng ngày?

B. Giảng bài:

Nội dung Hoạt động dạy Hoạt động học Thời gian
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại 6 phút

1. Nhiệm vụ

- Làm quay trục khuỷu động cơ đến số vòng quay nhất định để động cơ tự nổ máy.

2. Phân loại

- Hệ thống khởi động bằng tay.

- Hệ thống khởi động bằng động cơ điện.

- Hệ thống khởi động bằng động cơ phụ.

- Hệ thống khởi động bằng khí nén.

- PP: Đàm thoại nêu vấn đề + giải thích minh họa

GV hỏi: Theo dõi SGK và bằng thực tế, hãy cho cô biết nhiệm vụ của hệ thống khởi động.

GV nhận xét câu trả lời.

GV giải thích nhiệm vụ và lấy ví dụ minh họa.

- PP: Đàm thoại nêu vấn đề + giải thích minh họa

GV hỏi: Bằng thực tế trong cuộc sống em hãy cho cô biết có những loại hệ thống khởi động nào? Lấy ví dụ?

GV đánh giá, nhận xét và bổ sung.

GV đưa ra một số ví dụ cụ thể.

- HT khởi động bằng tay: máy say sát, đầu nổ của công nông đầu dọc, máy bơm nước cỡ nhỏ…

- HT khởi động bằng ĐCĐ: dùng trong OTO, máy phát điện, máy kéo, xe máy…

- HT khởi động bằng động cơ phụ: máy đập liên hoàn, máy cày, máy dập, máy xúc, máy ủi, tầu thủy…

- HS: lắng nghe, theo dõi SGK và trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe và ghi chép những điều cần thiết.

- HS: lắng nghe,suy nghĩ và trả lời.

- HS: chú ý lắng nghe và ghi chép vào vở.

2 phút

4 phút

19 Tháng năm, 2015

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm