Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10 bài 2

Admin
Admin 26 Tháng mười một, 2018

Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10

Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10 bài 2: Khái quát văn học dân gian Việt Nam được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Bài giảng môn Ngữ văn 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Văn học dân gian là gì?

Là những tác phẩm ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tạo nhằm phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau của đời sống cộng đồng.

II. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian

1. Tính truyền miệng

- Không lưu hành bằng chữ viết mà được truyền miệng từ người này sang người khác qua nhiều thế hệ và các địa phương khác nhau.

- Được biểu hiện trong diễn xướng dân gian.

Tác dụng:

- Làm cho tác phẩm văn học dân gian được trau chuốt, hoàn thiện, phù hợp hơn với tâm tình của nhân dân lao động.

- Tạo nên tính dị bản (nhiều bản kể) của văn học dân gian.

Ví dụ: Văn bản truyện cổ tích Tấm Cám, truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy,...

2. Tính tập thể

Quá trình sáng tác tập thể: Cá nhân khởi xướng" tập thể hưởng ứng (tham gia cùng sáng tạo hoặc tiếp nhận)" tu bổ, sửa chữa, thêm bớt cho phong phú, hoàn thiện.

3. Tính thực hành

- Là sự gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

- Ví dụ: Bài ca lao động: Hò sông Mã, hò giã gạo,...

Bài ca nghi lễ: Hát mo Đẻ đất đẻ nước của người Mường,...

III. Hệ thống thể loại của văn hóa dân gian

- Tự sự

- Trữ tình

- Nghị luận

- Sân khấu

- Thần thoại

- Sử thi

- Truyền thuyết

- Truyện cổ tích

- Truyện cười

- Truyện ngụ ngôn

- Truyện thơ

- Vè

- Ca dao

- Tục ngữ

- Câu đố

- Chèo

II. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian

1. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc (giá trị nhận thức)

- Văn học dân gian "là tri thức về mọi lĩnh vực của đời sống tự nhiên, xã hội và con người" phong phú.

- Văn học dân gian thể hiện trình độ nhận thức và quan điểm tư tưởng của nhân dân lao động nên nó mang tính chất nhân đạo, tiến bộ, khác biệt và thậm chí đối lập với quan điểm của giai cấp thống trị cùng thời.

Ví dụ:

Con vua thì lại làm vua

Con sãi ở chùa thì quét lá đa

Bao giờ dân nổi can qua

Con vua thất thế lại ra quét chùa.

Đừng than phận khó ai ơi

Còn da: lông mọc, còn chồi: nảy cây...

Tri thức dân gian thường được trình bày bằng ngôn ngữ nghệ thuật" hấp dẫn, dễ phổ biến, có sức sống lâu bền với thời gian.

Ví dụ:

Bài học về đạo lí làm con:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

2. Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người

Tinh thần nhân đạo:

+ Tôn vinh giá trị con người (tư tưởng nhân văn).

+ Tình yêu thương con người (cảm thông, thương xót).

+ Đấu tranh không ngừng để bảo vệ, giải phóng con người khỏi bất công, cường quyền.

Hình thành những phẩm chất truyền thống tốt đẹp:

+ Tình yêu quê hương, đất nước.

+ Lòng vị tha, đức kiên trung.

+ Tính cần kiệm, óc thực tiễn,...

3. Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc

- Nhiều tác phẩm văn học dân gian trở thành mẫu mực nghệ thuật để người đời học tập.

- Khi văn học viết chưa phát triển, văn học dân gian đóng vai trò chủ đạo.

- Khi văn học viết phát triển, văn học dân gian là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết, phát triển song song, làm cho văn học viết trở nên phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!