Giáo án Toán 10 Kết nối tri thức
Giáo án Toán 10 sách Kết nối tri thức
Giáo án Toán 10 Kết nối tri thức được Tìm Đáp Án sưu tầm và gửi tới bạn đọc cùng tham khảo và phục vụ cho việc giảng dạy trong năm học mới. Bộ giáo án lớp 10 môn Toán được biên soạn chi tiết. Mời thầy cô cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Tài liệu do Thầy cô nhóm Thư viện Stem - Steam biên soạn
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: MỆNH ĐỀ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
– Thiết lập và phát biểu được các mệnh đề toán học (Y1), bao gồm: mệnh đề phủ định (Y2); mệnh đề đảo (Y3); mệnh đề tương đương (Y4); mệnh đề có chứa kí hiệu ", $ (Y5); điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ (Y6).
– Xác định được tính đúng/sai của một mệnh đề toán học trong những trường hợp đơn giản (Y7).
2. Năng lực: Năng lực tư duy và lập luận Toán học (1); Năng lực giao tiếp Toán học (2); Năng lực giải quyết vấn đề Toán học (3).
(1): Biết xác định một phát biểu có là mệnh đề, phủ định mệnh đề.
(2): Phát biểu lại mệnh đề sử dụng điều kiện cần, điều kiện đủ.
(3): Phủ định một mệnh đề; xét tính đúng sai của mệnh đề có chứa kí hiệu ", $.
3. Phẩm chất: Chăm chỉ xem bài trước ở nhà. Trách nhiệm nêu các câu hỏi về vấn đề chưa hiểu.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- KHBD, SGK.
- Máy chiếu, máy tính.
- Bài tập xác định tính đúng sai của phát biểu: để củng cố khái niệm mệnh đề.
- Bài tập củng cố cuối chủ đề; bài tập rèn thêm khi về nhà.
III. Tiến trình dạy học
1. HĐ khởi động
- Mục tiêu: Dẫn nhập vào bài học
- Nội dung: Ý kiến của các em về phát biểu “Tất cả loài chim đều biết bay.”
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS. HS nào cho rằng sai phải đưa ra ví dụ chứng minh.
- Tổ chức thực hiện:
+ Chuyển giao nhiệm vụ: GV nêu phát biểu và gọi học sinh trả lời (Phải có 2 câu trả lời khác nhau)
+ Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời theo cá nhân. Trường hợp cho rằng phát biểu sai thì phải cho ví dụ minh họa. HS nêu một số loài chim nhưng không biết bay sau đó GV chiếu hình ảnh minh họa về một số loài chim.
+ Báo cáo kết quả: Cá nhân nêu ý kiến. Phát biểu trên sai vì có những loài chim không biết bay như đà điểu, chim cánh cụt,....
Từ đó GV tổng kết “Phát biểu trên có từ “Tất cả” nghĩa là hết thảy các loài chim nên nếu phát biểu trên đúng thì tất cả các loài đều chim phải biết bay nhưng thực tế có những loài được gọi, xếp vào loài chim nhưng không biết bay. Vậy phát biểu trên là sai. Những phát biểu có tính chất hoặc đúng hoặc sai được gọi là mệnh đề. Vậy mệnh đề là gì? Nó có những tính chất gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm về vấn đề đó.”
HĐ 1. Hình thành khái niệm “Mệnh đề. Mệnh đề chứa biến” (7 phút)
A. Mệnh đề
1. Mục tiêu: Y1, Y7, (1)
2. Tổ chức HĐ:
a) GV chuyển giao nhiệm vụ: Đọc các câu phát biểu và yêu cầu HS xác định tính đúng sai của mỗi câu:
P: " Việt Nam thuộc Châu Á”. Q: “2 + 3 = 6” R: “n chia hết cho 4”
b) HS thực hiện nhiệm vụ: thảo luận với bạn cùng bàn hoặc tự bản thân đưa ra nhận xét.
c) HS báo cáo kết quả: HS xung phong phát biểu ý kiến.
3. Sản phẩm học tập: P đúng, Q sai và R không xác định được tính đúng sai của nó, phản biện cho phát biểu R: với thì n chia hết cho 4, với thì n không chia hết cho 4.
4. Đánh giá: Qua câu trả lời của hs và cách hs lập luận để xác định R không phải là mệnh đề. GV giới thiệu các câu P và Q được gọi là mệnh đề, R không là mệnh đề. Đồng thời chốt kiến thức:
· Mệnh đề là 1 câu khẳng định hoặc chỉ đúng, hoặc chỉ sai.
· Mệnh đề không thể vừa đúng, vừa sai.
· Đặt tên mệnh đề bằng chữ cái in hoa, nội dung mệnh đề bỏ vào cặp ngoặc kép. (Hướng dẫn hs)
B. Mệnh đề chứa biến
Mục tiêu |
Tổ chức HĐ |
Sản phẩm học tập |
PA ĐG |
Y1, Y7, (1), |
GV từ mđ R dẫn vào nội dung mới HS trả lời theo cá nhân, thảo luận với bạn cùng bàn |
HS nhận ra câu bên không phải là mệnh đề. |
Qua câu trả lời của hs, gv biết được mức độ hs hiểu bài |
Chuyển giao nhiệm vụ |
TH nhiệm vụ |
Báo cáo kết quả |
Xét câu: “n chia hết cho 4”. Tìm vài giá trị của n để câu trên là mệnh đề đúng, là mệnh đề sai? |
Kiểm tra với một số giá trị n cụ thể |
Với n là bội của 4 thì phát biểu đúng và n không là bội của 4 thì phát biểu là sai. |
· GV: Câu phát biểu này là mệnh đề chứa biến. Một câu khẳng định chứa 1 hay nhiều biến mà giá trị đúng, sai của nó phụ thuộc vào giá trị cụ thể của các biến đó gọi là mệnh đề chứa biến. Nâng Cao: Kết quả phép chia một số bất kì cho 4 có thể xãy ra các trường hợp nào? Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9? Số nguyên tố là số như thế nào? |
Đánh giá hoạt động này bằng BẢNG KIỂM vào thời điểm hoàn thành nội dung, tại lớp học.
NỘI DUNG |
YÊU CẦU |
XÁC NHẬN |
|
Có |
Không |
||
Mệnh đề (1) |
Biết xác định được tính đúng – sai của phát biểu. |
|
|
Biết đưa ra lí luận minh chứng phát biểu R không xác định được tính đúng hay sai. |
|
|
|
Mệnh đề chứa biến (1) |
Đưa ra ví dụ cho giá trị n minh chứng trường hợp phát biểu đó đúng – sai. |
|
|
Nhận ra được một số như thế nào thì chia hết cho 4 và phát biểu đó là mệnh đề chứa biến. |
|
|
|
Nâng cao (2) |
Nhận ra được một số như thế nào thì chia hết cho 2, 3, 5, 9; số nguyên tố |
|
|
Nhớ, phát biểu lại được các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 |
|
Luyện tập cho HĐ thông qua Phiếu học tập (Slide trình chiếu)
Tùy theo tốc độ học sinh hiểu bài mà GV đưa ra số lượng câu luyện tập. Các câu tô màu được đưa lên đầu.
Xét tính Đ-S của các phát biểu sau. Cho biết phát biểu nào là mệnh đề, phát biểu nào là mệnh đề chứa biến.
----------------
Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về để lấy trọn bộ giáo án cả năm
Trên đây Tìm Đáp Án vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giáo án Toán 10 Kết nối tri thức. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc biên soạn giáo án, phục vụ cho công việc giảng dạy chương trình SGK mới lớp 10.