Giáo án Tin học lớp 1 trọn bộ
Giáo án Tin học lớp 1 trọn bộ được soạn đầy đủ các nội dung của từng tiết học giúp các thầy cô giáo thuận tiện cho việc soạn và giảng dạy, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian, chuẩn bị giáo án thêm hiệu quả hơn.
Giáo án điện tử môn Tin Học lớp 1: Bài 1
LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
BÀI 1: Bước đầu làm việc với máy tính-Người bạn mới của em.
I. MỤC TIÊU
- Học sinh hiểu khái niệm máy vi tính, các loại vi tính thường gặp. Nhận biết các bộ phận quan trọng nhất của một máy tính để bàn.
- Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm quen với những thuật ngữ mới.
- Bồi dưỡng học sinh thái độ, ý thức về môn học mới.
II. ĐỒ DÙNG
- Giáo viên: Giáo án, tài liệu liên quan: hình ảnh máy tính, bàn phím, chuột.
- Học sinh: Đủ dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP
1. Ổn định lớp:
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên |
Nội dung ghi bảng |
? Hs nêu hiểu biết của mình về máy tính (qua các phương tiện truyền thông) ? Em có thể học làm toán, học vẽ,….trên mt không - Giới thiệu đôi nét về máy tính: + Máy tính như một người bạn với nhiều đức tính quý: chăm làm, làm đúng, làm nhanh và thân thiện. + Máy tính giúp em học bài, tìm hiểu thế giới xung quanh, liên lạc với bạn bè trong nước và quốc tế. Mt cũng sẽ cùng em tham gia các trò chơi lí thú và bổ ích…… |
* Giới thiệu máy tính: - Máy vi tính đầu tiên ra đời năm 1946 ở Mỹ. - Máy tính mang lại nhiều lợi ích cho con người. - Có nhiều loại máy tính. Hai loại thường thấy là máy tính để bàn và máy tính xách tay. |
IV. Củng cố:
- Tóm tắt lại ý chính: lợi ích của máy tính, các loại máy tính thường dùng.
V. Hướng dẫn về nhà.
- Tìm hiểu thêm thông tin về máy tính trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, sách tin học….
VI. Bài học kinh nghiệm:
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
Giáo án điện tử môn Tin Học lớp 1: Bài 2
BÀI 2: CÁC BỘ PHẬN CỦA MÁY TÍNH.
I. MỤC TIÊU
- Học sinh nhận biết các bộ phận quan trọng nhất của một máy tính để bàn.
- Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm quen với những thuật ngữ mới.
II. ĐỒ DÙNG
- Giáo viên: Giáo án, tài liệu liên quan: hình ảnh máy tính, bàn phím, chuột.
- Học sinh: Đủ dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Máy tính có những đức tính nào đáng quý?
- Máy tính giúp em làm được những việc gì?
- Có mấy loại máy vi tính thường gặp?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên |
Nội dung ghi bảng |
? HS đặt ra những câu hỏi muốn biết về máy tính ? Theo em biết máy tính có những bộ phận nào - Màn hình (của máy tính): có cấu tạo và hình dạng như màn hình ti vi. - Phần thân (của máy tính): là một hộp chứa nhiều chi tiết tinh vi, trong đó có bộ xử lí. Bộ xử lí là bộ não điều khiển mọi họat động của máy tính. - Bàn phím (của máy tính): gồm nhiều phím. Khi gõ các phím, ta gửi tín hiệu vào máy tính. - Chuột (của mt) giúp điều khiển máy tính nhanh chóng và thuận tiện. |
* Các bộ phận quan trọng nhất của một máy tính để bàn: - Màn hình - Phần thân máy (CPU) - Bàn phím - Con chuột |
IV. Củng cố:
- Tóm tắt lại ý chính: Các bộ phận chính của máy tính
V. Hướng dẫn về nhà.
- Tìm hiểu thêm thông tin về máy tính trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, sách tin học….
VI. Bài học kinh nghiệm:
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
Giáo án điện tử môn Tin Học lớp 1: Bài 3
BÀI 3: TƯ THẾ NGỒI HỌC VÀ ÁNH SÁNG
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh thói quen ngồi vào máy vi tính
- Học sinh biết cách ngồi như thế nào cho đúng khi ngồi trên máy tính.
- Cách đặt máy tính như thế nào là hợp lý và không bị chói mắt khi ngồi trên máy tính.
II. ĐỒ DÙNG
- Giáo viên: Giáo án, tài liệu liên quan: hình ảnh máy tính
- Học sinh: Đủ dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Máy tính gồm có những bộ phận quan trọng nào?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên |
Nội dung ghi bảng |
Tư thế ngồi học |
a> Tư thế ngồi. - Ngồi thẳng, tư thế thoải mái, không nhìn quá lâu vào màn hình. - Khoảng cách giữa mắt và màn hình: 50cm - 80cm. - Tay đặt ngang tầm bàn phím và không phải vươn xa. - Chuột đặt bên tay phải. |
Lượng ánh sáng dùng để học |
b> ánh sáng. - Máy tính nên đặt ở vị trí sao cho ánh sáng không chiếu thẳng hay chói vào màn hình và không chiếu thẳng vào mắt. |
IV. Củng cố:
- Tóm tắt lại ý chính: tư thế ngồi trên máy tính
V. Hướng dẫn về nhà.
- Tìm hiểu thêm thông tin về máy tính trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, sách tin học….
VI. Bài học kinh nghiệm:
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
Giáo án điện tử môn Tin Học lớp 1: Bài 4
BÀI 4: BẬT, TẮT MÁY TÍNH
I. MỤC TIÊU
- Học sinh biết cách bật, tắt máy vi tính
- Nắm được các bước cơ bản về bật, tắt máy tính.
II. ĐỒ DÙNG
- Giáo viên: Giáo án, tài liệu liên quan: hình ảnh máy tính
- Học sinh: Đủ dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Khi ngồi vào máy tính thì em nên ngồi như thế nào là đúng?
- Nên đặt máy tính như thế nào để ánh sáng không chiếu thẳng vào mắt?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên |
Nội dung ghi bảng |
GV nêu các bước cơ bản để bắt đầu sử dụng máy tính. ? Làm thế nào để bóng đèn điện sáng. Còn với máy tính? - Máy tính cần được nối với nguồn điện để có thể hoạt động. - Khi máy tính bắt đầu hoạt động màn hình có thể xuất hiện với những hình ảnh nhỏ gọi là biểu tượng. Có thể sử dụng chuột mt để chọn biểu tượng của bài học hoặc trò chơi. |
a> Bật máy: - Bật công tắc màn hình. - Bật công tắc trên thân máy tính. Chú ý: Một số loại máy tính có một công tắc chung cho thân máy và màn hình. Với loại này chỉ cần bật công tắc chung. - Màn hình xuất hiện khi máy tính bắt đầu làm việc gọi là màn hình nền. - Trên màn hình có nhiều biểu tượng. |
- Cách tắt bóng đèn điện - Cách tắt máy tính. |
b> Tắt máy. - Khi không làm việc nữa cần tắt máy tính. - Vào Start chọn Turn Off Computer sau đó chọn Turn off. - Để an toàn: tắt bộ trung tâm sau đó tắt màn hình. |
IV. Củng cố:
- Tóm tắt lại ý chính: bật nút to trên thân máy tính để mở máy tính. Để tắt máy tính ta chọn vào Start / Turn off computer / Turn Off (nút màu xanh, rồi chọn nút màu đỏ, sau đó chọn màu đỏ)
V. Hướng dẫn về nhà.
- Tìm hiểu thêm thông tin về máy tính trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, sách tin học….
VI. Bài học kinh nghiệm:
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
Giáo án điện tử môn Tin Học lớp 1: Bài 5
BÀI 5: CHUỘT MÁY TÍNH
I. MỤC TIÊU
- Học sinh nắm được cấu tạo của chuột: nút phải, nút trái chuột.
- Nắm được cách cầm chuột và các thao tác di chuyển, kích chuột...
- Tạo hứng thú học môn mới cho hs.
II. ĐỒ DÙNG
- Giáo viên: Giáo án, tài liệu liên quan: chuột.
- Học sinh: Đủ dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu cách bật máy tính?
- Cách tắt máy tính?
- Mời một em lên thực hành tắt máy tính?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy - trò |
Nội dung ghi bảng |
GV. Gọi hs nêu hiểu biết của mình về chuột máy tính. - Chuột mt giúp điều khiển máy tính được thuận tiện, nhanh chóng. GV: Giới thiệu cấu tạo chuột: dùng trực tiếp một chuột của máy tính để giới thiệu: các nút trái, phải, con lăn... - Nút phải chuột: dùng để gọi menu công cụ trong máy tính - Nút trái chuột dùng để kích chọn chương trình - Con lăn: dùng để điều khiển chương trình chạy lên, xuống; qua, lại. GV: Giới thiệu các loại chuột máy vi tính (cho xem tranh) Đặc điểm phân biệt: - Chuột thường thì không có đèn, mặt dưới chuột thì có viên bi gọi là chân chuột. - Chuột quang thì có đèn phát sáng, mặt dưới chuột không có viên bi, chỉ có đèn phát sáng gọi là con mắt chuột. |
1. Chuột máy tính. - Mặt trên của chuột thường có hai nút: nút trái, nút phải và con lăn. - Mặt dưới chuột thì có một viên bi gọi là chân chuột Mục đích của việc sử dụng chuột: chuột mt giúp điều khiển máy tính được thuận tiện và nhanh chóng. 2. Các loại chuột máy tính thường gặp: Có 2 loại chuột ta thường gặp: đó là chuột quang và chuột thường |
Iv. Củng cố:
- Tóm tắt nội dung bài học: nhắc lại nguyên tắc cầm và các thao tác trên chuột
V. Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc bài để chuẩn bị tốt cho bài thực hành
VI. Bài học kinh nghiệm:
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
Giáo án lớp 1 trọn bộ cả năm này bao gồm nhiều giáo của các môn học khác nhau trong chương trình giảng dạy lớp 1 như Giáo án điện tử Toán 1, Giáo án điện tử Tiếng Việt 1, Giáo án điện tử Tiếng Anh 1, Giáo án điện tử Tự nhiên xã hội 1, Giáo án Mỹ Thuật 1, .... được biên soạn cụ thể và chi tiết, là bộ tài liệu hữu ích dành cho các thầy cô giáo tham khảo.
Ngoài Giáo án Tin học lớp 1 cả năm. Các em học sinh có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 1, đề thi học kì 2 lớp 1 đầy đủ, chuẩn bị cho các bài thi môn Tiếng Việt lớp 1, môn Toán lớp 1 học kì 1 và cuối học kì 2 đạt kết quả cao.