Giáo án Tiếng Việt 4 tuần 8: Chính tả - Nghe - viết: Trung thu độc lập

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Giáo án Tiếng việt lớp 4

Giáo án Tiếng Việt 4 tuần 8: Chính tả nghe - viết: Trung thu độc lập được soạn chi tiết, dễ hiểu sẽ giúp các em nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Trung thu độc lập. Đồng thời, tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng r/d/gi. Mời các thầy cô tham khảo giảng dạy.

CHÍNH TẢ

TRUNG THU ĐỘC LẬP

I. Mục tiêu:

- Nghe - viết chính xác, đẹp. Đoạn từ: Ngày mai các em có quyền…đến to lớn, vui tưới trong bài Trung thu độc lập.

- Tìm và viết đúng các tiếng bắt đầu bằng r/d/gi hoặc có vần iên/ iêng/ yên để điền vào chỗ trống hợp với nghĩa đã cho.

II. Đồ dùng dạy học:

- Giấy khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2a (theo nhóm).

- Bảng lớp viết sẵn nội dung bài tập 3a.

III. Hoạt động trên lớp:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. KTBC:

- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết các từ:

khai trương, vườn cây, sương gió, vươn vai, thịnh vượng, rướn cổ,…

- Nhận xét chữ viết của HS trên bảng và bài chính tả trước.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- Giới chính tả hôm nay, các bạn nghe viết đoạn 2 bà văn trung thu độc lập và làm bài tập chính tả phân biệt r/ d/ gi hoặc iên/ yên/ iêng.

b. Hướng dẫn tiến chính tả:

* Trao đổi nội dung đoạn văn:

- Gọi HS đọc đoạn văn cần viết trang 66, SGK.

- Hỏi: + Cuộc sống mà anh chiến sĩ mơ ước tới đất nước ta tươi đẹp như thế nào?

+ Đất nước ta hiện nay đã thực hiện ước mơ cách đây 60 năm của anh chiến sĩ chưa?

* Hướng dẫn viết từ khó:

-Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết và luyện viết.

* Nghe – viết chính tả:

* Chấm bài – nhận xét bài viết của HS:

c. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 2:

a. –Gọi HS đọc yêu cầu.

- Chia nhóm 4 HS, phát phiếu và bút dạ cho từ nhóm. Yêu cầu HS trao đổi, tìm từ và hoàn thành phiếu. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.

- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Gọi HS đọc lại truyện vui. Cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi:

+ Câu truyện đáng cười ở điểm nào?

+ Theo em phải làm gì để mò lại được kiếm?

Đáp án: kiếm giắt, kiếm rơi, đánh dấu- kiếm rơi- đánh dấu.

Bài 3a:

– Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tìm từ cho hợp nghĩa.

- Gọi HS làm bài.

- Gọi HS nhận xét, bổ sung.

- Kết luận về lời giải đúng.

3. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà đọc lại chuyện vui hoặc đoạn văn và ghi nhớ các từ vừa tìm được bằng cách đặt câu.

- 3 em lên viết

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- 2 HS đọc thành tiếng.

+ Anh mơ đến đất nước tươi đẹp với dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện. Ơ giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trên những con tàu lớn, những nhà máy chi chít, cao thẳm, những cánh đồng lúa bát ngát, những nông trường to lớn, vui tươi.

+ Đất nước ta hiện nay đã có được những điều mà anh chiến sĩ mơ ước. Thành tựu kinh tế đạt được rất to lớn: chúng ta có những nhà máy thuỷ điện lớn, những khu công nghiệp, đô thị lớn,…

- Luyện viết các từ: quyền mơ tưởng, mươi mười lăm, thác nước, phấp phới, bát ngát, nông trường.

- 1 HS đọc thành tiếng.

- Nhận phiếu và làm việc trong nhóm.

- Nhận xét, bổ sung, chữa bài.

- 2 HS đọc thành tiếng.

+ Anh ta ngốc lại tưởng đánh dấu mạn thuyền chỗ rơi kiếm là mò được kiếm.

+ Phải đánh dấu vào chỗ rơi kiếm chứ không phải vào mạn thuyền.

- 2 HS đọc thành tiếng.

- Làm việc theo cặp.

- Từng cặp HS thực hiện. 1 HS đọc nghĩa của từ 1 HS đọc từ hợp với nghĩa.

- Từng cặp HS thực hiện. 1 HS đọc nghĩa của từ, 1 HS đọc từ hợp với nghĩa.

- Nhận xét, bổ sung bài của bạn.

- Chữa bài (nếu sai).


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm