Giáo án Tiếng Việt 4 tuần 4: Tập đọc - Tre Việt Nam

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Giáo án Tiếng việt lớp 4

Giáo án Tiếng Việt lớp 4 tuần 4: Tập đọc - Tre Việt Nam chuẩn kiến thức, kỹ năng cho các thầy cô tham khảo giúp các em học sinh biết cách đọc lưu loát toàn bài, giọng đọc diễn cảm phù hợp với nội dung cảm xúc và nhịp điệu của các câu thơ, đoạn thơ. Qua đó, cảm thụ và hiểu được ý nghĩa của bài thơ. Mời các thầy cô tham khảo, giảng dạy.

TẬP ĐỌC

TRE VIỆT NAM

I. Mục tiêu:

1 / Đọc thành tiếng

* Đọc đúng các tiếng, từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: nắng nỏ trời xanh, bão bùng, lũy thành, bao giờ

* Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

* Đọc diễn cảm toàn bài, phù hợp với nội dung, cảm xúc.

2 / Đọc - Hiểu

- Hiểu ý nghĩa của các từ ngữ khó trong bài: tự, lũy thành, áo cộc, nòi tre, nhường, ..

- Hiểu nội dung bài: Cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam. Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 41, SGK.

- HS sưu tầm các tranh, ảnh vẽ cây tre.

- Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ cần luyện đọc.

III. Hoạt động trên lớp:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. KTBC:

- Gọi HS lên bảng đọc bài Một người chính trực và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

HS1: Trong việc lập ngôi vua, dự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?

HS2: Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?

HS3: hãy nêu ý nghĩa bài?

- Nhận xét và cho điểm HS.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài

- Cho HS quan sát tranh minh họa và hỏi:

+ Bức tranh vẽ cảnh gì?

- Giới thiệu: Cây tre luôn gắn bó với mỗi người dân Việt Nam. Tre được làm từ các vật liệu xây nhà, đan lát đồ dùng và đồ Mĩ nghệ. Cây tre luôn gần gũi với làng quê Việt Nam. “Tre giữ làng , giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, …”.

Cây tre tượng trưng cho người Việt, tâm hồn Việt. Bài thơ Tre Việt Nam các em học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.

b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

* Luyện đọc

- Yêu cầu HS mở SGK trang 41 và luyện đọc từng đoạn (2 lượt HS đọc).

- Gọi 2 HS đọc lại toàn bài.

- GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS .

- GV đọc mẫu: chú ý giọng đọc.

Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, cảm hứng ngợi ca.

Đoạn 1: giọng đọc chậm, sâu lắng, gợi suy nghĩ, liên tưởng, nghỉ hơi ngân dài sau dấu chấm lửng ở dòng thơ thứ 3.

Đoạn 2 , 3: giọng đọc sảng khoái.

Đoạn 4: ngắt nhịp đều đặn ở các dấu phẩy, tạo âm hưởng nối tiếp, dấu luyến như trong bản nhạc.

Nhấn giọng ở các từ ngữ: tự, không đứng khuất mình, bão bùng, ôm, níu, chẳng ở riêng, vẫn nguyên cái gốc, đâu chịu, nhọn như chong lạ thường, dáng thẳng thân tròn, nhường, lạ, đâu, ...

* Tìm hiểu bài

- Yêu cầu HS đọc đoạn 1.

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

+ Những câu thơ nào nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre với người Việt Nam?

- Không ai biết tre có tự bao giờ. Tre chứng kiến mọi chuyện xảy ra với con người từ ngàn xưa. Tre là bầu bạn của người Việt.

+ Đoạn 1 muốn nói với chúng ta điều gì?

- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, 3.

- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi .

+ Chi tiết nào cho thấy cây tre như con người?

+ Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại?

- Cây tre cũng như con người có lòng thương yêu đồng loại: khi khó khăn,“bão bùng” thì “tay ôm tay níu”, giàu đức hi sinh, nhường nhịn như những người mẹ Việt Nam nhường cho con manh áo cộc. Tre biết yêu thương, đùm bọc, che chở cho nhau. Nhờ thế tre tạo nên lũy thành, tạo nên sức mạnh bất diệt, chiến thắng mọi kẻ thù, mọi gian khó như người Việt Nam.

+ Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tính ngay thẳng?

- Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: Em thích hình ảnh nào về cây tre hoặc búp măng? Vì sao?

+ Đoạn 2, 3 nói lên điều gì?

- Tóm ý chính đoạn 2, 3.

- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi: Đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì?

- Tóm ý chính đoạn 4.

- Bài thơ kết lại bằng cách dùng điệp từ, điệp ngữ: xanh, mai sau, thể hiện rất tài tình sự kế tiếp liên tục của các thế hệ tre già, măng mọc.

+ Nội dung của bài thơ là gì?

- Ghi nội dung chính của bài.

* Đọc diễn cảm và học thuộc lòng

- Gọi 1 HS đọc bài thơ, cả lớp theo dõi để phát hiện ra giọng đọc.

- Giới thiệu đoạn thơ cần luyện đọc.

- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm.

- Nhận xét, tuyên dương HS đọc hay.

- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng đoạn thơ và cả bài.

- Gọi HS thi đọc.

- Nhận xét, tìm ra bạn đọc hay nhất.

- Nhận xét và cho điểm HS đọc hay, nhanh thuộc.

3. Củng cố – dặn dò:

- Hỏi:

+ Qua hình tượng cây tre, tác giả muốn nói lên điều gì?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS về nhà học thuộc lòng bài thơ.

- 3 HS đọc 3 đoạn của bài, 1 HS đọc toàn bài.

- Bức tranh vẽ cảnh làng quê với những con đường rợp bóng tre.

- 4 HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự:

+ Đoạn 1: Tre xanh ... bờ tre xanh.

+ Đoạn 2: Yêu nhiều ...hỡi người.

+ Đoạn 3: Chẳng may ... gì lạ đâu.

+ Đoạn 4: Mai sau ... tre xanh.

- 2 HS đọc thành tiếng.

- Lắng nghe .

- 1 HS đọc thành tiếng.

- Đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời.

+ Câu thơ:

Tre xanh

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh.

- Lắng nghe.

+ Đoạn 1 nói lên sự gắn bó lâu đời của tre với người Việt Nam.

- 2 HS tiếp nối đọc thành tiếng.

- Đọc thầm, tiếp nối nhau trả lời.

+ Chi tiết: không đứng khuất mình bóng râm.

+ Hình ảnh: Bão bùng thân bọc lấy thân – tay ôm tay níu tre gần nhau thêm – thương nhau tre chẳng ở riêng – lưng trần phơi nắng phơi sương – có manh áo cộc tre nhường cho con.

+ Hình ảnh: Nòi tre đâu chịu mọc cong, cây măng mọc lên đã mang dáng thẳng, thân tròn của tre, tre già truyền gốc cho măng.

-1 HS đọc, trả lời tiếp nối.

Em thích hình ảnh:

+ Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.

Hình ảnh này cho thấy cây tre cũng giống như con người: biết yêu thương, đùm bọc nhau khi gặp khó khăn.

+ Có manh áo cộc tre nhường cho con: Cái mo tre màu nâu, không mối mọc, ngắn cũn bao quanh cây măng như chiếc áo mà tre mẹ che cho con.

+ Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chong lạ thường

Ngay từ khi còn non nớt măng đã có dáng khỏe khoắn, tính cách ngay thẳng, khẳng khái, không chịu mọc cong.

+ Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của cây tre.

- Đọc thầm và trả lời: sức sống lâu bền của cây tre.

- Lắng nghe.

+ Ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực thông qua hình tượng cây tre

- 2 HS nhắc lại.

- 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. Tìm cách đọc.

- 3 HS đọc đoạn thơ và tìm ra cách đọc hay.
- 4 HS thi đọc hay.

- HS thi đọc trong nhóm.

- Mỗi tổ cử 1 HS tham gia thi.

- 1 HS nêu


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm