Giáo án Tiếng Việt 3 tuần 8: Tập đọc - Các em nhỏ và cụ già

Admin
Admin 27 Tháng chín, 2017

GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT LỚP 3

Giáo án Tiếng Việt lớp 3 tuần 8: Tập đọc - Các em nhỏ và cụ già được biên soạn chi tiết, cụ thể giúp các em học sinh đọc đúng tiếng khó, đọc đúng các kiểu câu, phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật. Hiểu được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau. Mời các thầy cô tham khảo giảng dạy.

TẬP ĐỌC

CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1. Đọc thành tiếng:

  • Đọc đúng các từ tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Chú ý các từ ngữ: sải cánh, ríu rít, vệ cỏ, mệt mỏi,…
  • Đọc đúng các kiểu câu: câu kể, câu hỏi.
  • Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật (đám trẻ, ông cụ)

2. Đọc hiểu:

  • Hiểu nghĩa các tè trong truyện (sếu, u sầu, nghẹn ngào)
  • Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau. Sự quan tâm sẵn sàng chia sẻ của mọi người xung quanh làm cho mỗi người thấy những lo lắng, buồn phiền dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

  • Tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa
  • Tranh hoặc ảnh một đàn sếu (hoặc con sếu).
  • Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (5’)

  • Hai, ba HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi về nội dung bài Bận.
  • GV nhận xét, cho điểm.

3. Bài mới

Hoạt động dạy

Hoạt động học

Giới thiệu bài

Hôm nay các em sẽ đọc 1 truyện kể về các bạn nhỏ với 1 cụ già qua đường (HS quan sát tranh, qua câu chuyện này các em sẽ thấy các bạn nhỏ trong truyện đã biết quan tâm đến người khác như thế nào?

- Nghe GV giới thiệu bài.

Hoạt động 1: Luyện đọc (30’)

Mục tiêu:

- Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai đã nêu ở phần mục tiêu.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.

Cách tiến hành:

a. Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài

b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

- Đọc từng câu

HS nối tiếp nhau đọc.

- Đọc từng đoạn trước lớp

Học sinh nối tiếp nhau đọc 5 đoạn trong bài

Gv theo theo dõi nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng, đọc đúng giọng câu kể, câu hỏi.

- Gv giải thích từ khó

- Đọc từng đọan trong nhóm

- 5 nhóm học sinh nối tiếp nhau đọc 5 đoạn

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (7’)

Mục tiêu:

HS hiểu nội dung của truyện

Cách tiến hành:

-HS đọc thầm đọan 1, 2 trả lời

+ Các bạn nhỏ đi đâu?

+Đi về nhà sau 1 cuộc dạo chơi

+ Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại?

+Các bạn gặp 1 cụ già đang ngồi ven đường, vẻ mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu.

+ Các bạn quan tâm đến ông cụ như thê nào?

+ Các bạn băn khoăn và trao đổi với nhau. Có bạn đoán cụ bị ốm, có bạn đốn cụ bị mất cái gì đó. Cuối cùng cả tốp đến tận nơi hỏi thăm ông cụ.

+Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ như vậy?

+ Vì các bạn là những đứa trẻ ngoan nhân hậu. Các bạn muốn giúp đỡ ông cụ.

- Học sinh đọc thầm đoạn 3, 4 trả lời:

+ Ông cụ gặp chuyện gì buồn?

+ Cụ bà bị ốm nặng nằm trong bệnh viện rất khó qua khỏi.

+ Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn?

+ HS trao đổi theo nhóm rồi phát biểu

- HS đọc thầm đoạn 5 trao đổi nhóm để đặt tên khác cho truyện.

HS trao đổi tìm tên khác cho truyện

- Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

Gọi học sinh phát biểu

GV chốt lại: Các ban nhỏ trong chuyện không giúp được cụ già nhưng cụ vẫn cám ơn các bạn vì các bạn đã làm cho cụ thây lòng nhẹ hơn. Câu chuyện muốn nói với các em con người phải tâm đến nhau. Sự quan tâm sẵn sàng chia sẻ của những người xung quanh làm cho mỗi người cảm thấy những lo lắng buồn phiền dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại (5’)

Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật.

Cách tiến hành:

- Tổ chức cho học sinh thi đọc lại

- 4 HS nối tiếp nhau thi đọc các đọan 2, 3, 4, 5

- 1 tốp học sinh (6 em) thi đọc truyện theo vai.

Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò (3’)

Hỏi: các em đã bao giờ làm việc gì để thể hiện sự quan tâm đến người khác, sẵn lòng giúp đỡ người khác như các bạn nhỏ trong chuyện chưa?

- Về nhà tiếp tục kể chuyện kể lại cho bạn bè và người thân.

GV nhận xét tiết học.


Xem thêm