Giáo án Tiếng Việt 3 tuần 10: Tập đọc - Giọng quê hương
GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT LỚP 3
Giáo án Tiếng Việt lớp 3 tuần 10: Tập đọc - Giọng quê hương cho các thầy cô tham khảo hướng dẫn các em học sinh nắm vững kiến thức về đọc đúng các từ ngữ: luôn miệng, vui lòng, ánh lên, nén nỗi xúc động. Qua đó, bộc lộ tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện, hiểu được nghĩa các từ khó được chú giải trong bài.
Giáo án Tiếng Việt 3 tuần 8: Tập làm văn - Kể về người hàng xóm
Tập đọc lớp 3: Giọng quê hương
TẬP ĐỌC
GIỌNG QUÊ HƯƠNG
I. MỤC TIÊU
1. Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: Rủ nhau, hỏi đường, vui vẻ, ngạc nhiên, gương mặt, cặp mắt, xin lỗi, quả thật, nghẹn ngào, mím chặt,...
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại.
2. Đọc hiểu
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: đôn hậu, thành thực, bùi ngùi,...
- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện cho ta thấy tình cảm gắn bó, thân thiết của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân thuộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
- Tranh minh hoạ nội dung từng đoạn truyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Bài mới
Hoạt động dạy |
Hoạt động học |
|
* Giới thiệu chủ điểm (1’) - Yêu cầu HS mở SGK trang 75 và đọc tên chủ điểm mới. - Hỏi: Em hiểu thế nào là quê hương?
* Giới thiệu bài (1 phút) - GV: Mỗi miền quê trên đất nước ta có một giọng nói riêng đặc trưng cho con người ở vùng đó, và ai cũng yêu quý giọng nói của quê hương mình. Câu chuyện Giọng quê hương của nhà văn Thanh Tịnh sẽ cho các em biết thêm về điều này. Hoạt động 1: Luyện đọc (30’) Mục tiêu: - Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai đã nêu ở phần mục tiêu. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Cách tiến hành: a) Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm. b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ * Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. * Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó. * Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
* Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (8’) Mục tiêu: HS hiểu nội dung của truyện. Cách tiến hành: - GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1. - Thuyên và Đồng vào quán gần đường làm gì?
- Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai ?
- Không khí trong quán ăn có gì đặc biệt?
- Vì lạc đường và đóùi nên Thuyên và Đồng đã vào quán ăn. Trong quán có 3 thanh niên đang ăn cơm rất vui vẻ. Chuyện gì đã xảy ra trong quán ăn ven đường đó? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2. - Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên?
- Lúc đó Thuyên bối rối vì điều gì?
- Anh thanh niên trả lời Thuyên và Đồng như thế nào?
- Vì sao anh thanh niên lại muốn làm quen với Thuyên và Đồng? Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn cuối bài để biết được điều đó. - Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng?
- Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương?
- Qua câu chuyện em nghĩ gì về giọng quê hương? Kết luận: Câu chuyện cho ta thấy tình cảm gắn bó, thân thiết của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân thuộc. Hoạt động 3: Luyện đọc lại (5’) Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại Cách tiến hành: - GV (hoặc HS đọc tốt) đọc mẫu bài. - Yêu cầu HS luyện đọc theo vai.
- Tổ chức cho HS thi đọc. - Tuyên dương nhóm đọc tốt.
|
- Đọc Quê hương.
- Một số HS phát biểu ý kiến: Quê hương là nơi chôn rau, cắt rốn, gắn bó thân thiết với mỗi chúng ta.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
* Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng. * Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV. - Mỗi HS đọc 1 đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và thể hiện tình cảm khi đọc các lời thoại. - Xin lỗi.// Tôi quả thật chưa nhớ ra/ anh là...// (giọng ngạc nhiên hơi kéo dài ở cuối câu) - Dạ, không !// Bây giờ tôi mới được biết hai anh.// Tôi muốn làm quen...// (giọng nhẹ nhàng, tha thiết) - Thực hiện yêu cầu của GV.
* Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc từng đoạn trong nhóm. * 3 nhóm thi đọc tiếp nối.
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK. - 1 HS đọc trước lớp. - Thuyên và Đồng vào quán để hỏi đường và để ăn cho đỡ đói. - Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với ba thanh niên. - Bầu không khí trong quán ăn vui vẻ lạ thường. - 1 HS đọc đoạn 2 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.
- Lúc hai người đang lúng túng vì không mang theo tiền thì một trong ba thanh niên cùng quán ăn với họ đến gần xin được trả tiền giúp hai người. - Thuyên bối rối vì không nhớ được người thanh niên này là ai. - Anh thanh niên nói bây giờ anh mới được biết Thuyên và Đồng, anh muốn làm quen với hai người. - 1 HS đọc đoạn 3 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.
- Vì Thuyên và Đồng có giọng nói gợi cho anh thanh niên nhớ đến giọng nói của người mẹ yêu quý của anh. Quê bà ở miền Trung và bà đã qua đời hơn tám năm nay. - Người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt lộ vẻ đau thương. Còn Thuyên và Đồng bùi ngùi nhớ đến quê hương, yên lặng nhìn nhau, mắt rớn lệ. - HS thảo luận cặp đôi và trả lời:
- Theo dõi bài đọc mẫu. - 3 HS tạo thành một nhóm và luyện đọc bài theo vai: người dẫn chuyện, Thuyên, anh thanh niên. - 2 đến 3 nhóm thi đọc. |
|
Củng cố, dặn dò (1’) |
||
- Quê hương em có giọng đặc trưng không? Khi nghe giọng nói quê hương mình, em cảm thấy thế nào? - Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau. |
- 2 HS phát biểu ý kiến.
|