Giáo án tiếng Việt 1: Tuần 29

Admin
Admin 23 Tháng mười hai, 2019

Giáo án tiếng Việt lớp 1

Giáo án tiếng Việt 1: Tuần 29 là tài liệu hữu ích cho các giáo viên tham khảo được biên soạn rất chi tiết và mạch lạc, giúp cho thầy cô soạn giáo án lớp 1 nhanh hơn và chất lượng hơn.

CHUYỆN Ở LỚP

I. Mục tiêu:

- Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các từ ngư: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc.

- Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ. Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK)

- Ôn các vần uôt, uôc; tìm được tiếng, nói được câu có chứa tiếng có vần uôt, uôc.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

- Bộ chữ của GV và học sinh.

III. Các hoạt động dạy học:

1. KTBC: Gọi học sinh đọc bài tập đọc “Chú công” và trả lời các câu hỏi trong SGK.

Nhận xét KTBC.

2. Bài mới:

v GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.

Hướng dẫn học sinh luyện đọc:

Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng đọc hồn nhiên các câu thơ ghi lời em bé kể cho mẹ nghe chuyện ở lớp. Đọc giọng dịu dàng, âu yếm các câu thơ ghi lời của mẹ). Tóm tắt nội dung bài:

Đọc mẫu lần 2 (chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1.

Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:

Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu.

Ở lớp: (l ¹ n), đứng dậy: (d ¹ gi), trêu (tr ¹ ch), bôi bẩn: (ân ¹ âng), vuốt tóc: (uôt ¹ uôc)

Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.

§ Các em hiểu như thế nào là trêu?

+ Luyện đọc câu:

Gọi học sinh đọc trơn câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó giáo viên gọi 1 học sinh đầu bàn đọc câu 1, các em khác tự đứng lên đọc nối tiếp các câu còn lại.

+ Luyện đọc đoạn và bài: (theo 3 đoạn)

+ Cho học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau. Đọc cả bài.

Luyện tập:

- Ôn các vần uôt, uôc.

Giáo viên treo bảng yêu cầu bài tập 1:

Tìm tiếng trong bài có vần uôt?

Bài tập 2:

Tìm tiếng ngoài bài có vần uôc, uôt?

Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.

3. Củng cố tiết 1:

Tiết 2

4. Tìm hiểu bài và luyện nói:

Hỏi bài mới học.

Gọi 2 học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi:

o Bạn nhỏ kể cho mẹ nghe những chuyện gì ở lớp?

o Mẹ nói gì với bạn nhỏ

Nhận xét học sinh trả lời.

Giáo viên đọc diễn cảm cả bài.

Gọi học sinh thi đọc diễn cảm toàn bài văn.

Luyện nói:

Qua tranh giáo viên gợi ý các câu hỏi giúp học sinh nói tốt theo chủ đề luyện nói.

Nhận xét chung phần luyện nói của học sinh.

5. Củng cố:

Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.

6. Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới.

2 học sinh đọc bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.

1. Lúc mới chào đời chú công có bộ lông màu tơ màu nâu gạch, sau vài giờ chú đã biết làm động tác xoè cái đuôi nhỏ xíu thành hình rẻ quạt.

2. Đuôi lớn thành một thứ xiêm áo rực rỡ sắc màu, mỗi chiếc lông đuôi óng ánh màu xanh sẩm được tô điểm bằng những đốm tròn đủ màu, khi giương rộng đuôi xoè rộng như một chiếc quạt lớn đính hàng trăm viên ngọc.

Nhắc tựa.

Lắng nghe.

Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.

Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.

5, 6 em đọc các từ khó trên bảng.

+ Trêu: chọc, phá, trêu ghẹo.

Học sinh lần lượt đọc các câu theo yêu cầu của giáo viên.

Các học sinh khác theo dõi và nhận xét bạn đọc.

Đọc nối tiếp 3 em, thi đọc đoạn giữa các nhóm.

2 em, lớp đồng thanh.

Nghỉ giữa tiế

Vuốt.

Học sinh đọc mẫu theo tranh:

Máy tuốt lúa. Rước đuốc.

Các nhóm thi đua tìm và ghi vào giấy các tiếng có vần uôc, vần uôt ngoài bài, trong thời gian 2 phút, nhóm nào tìm và ghi đúng được nhiều tiếng nhóm đó thắng.

Ví dụ: cuốc đất, cái cuốc, bắt buộc, …

Tuốt lúa, chau chuốt, vuốt mặt, …

2 em.

Chuyện bạn Hoa không thuộc bài, bạn mình và là chuyện ngoan ngoãn.

Học sinh rèn đọc diễn cảm.

Học sinh luyện nói theo hướng dẫn của giáo viên.

Chẳng hạn: Các em nói theo cặp, một em hỏi và một em trả lời và ngược lại.

Bạn nhỏ đã làm được việc gì ngoan?

Bạn nhỏ đã nhặt rác ở lớp vứt vào thùng rác. Bạn đã giúp bạn Tuấn đeo cặp. …

Hoặc đóng vai mẹ và con để trò chuyện:

Mẹ: Con kêû xem ở lớp đã ngoan thế nào?

Con: Mẹ ơi, hôm nay con làm trực nhật, lau bảng sạch, cô giáo khen con giỏi.

Nhiều học sinh khác luyện nói theo đề tài trên.

Nhắc tên bài và nội dung bài học.

1 học sinh đọc lại bài.

Thực hành ở nhà.

BÀI: MÈO CON ĐI HỌC.

I. Mục tiêu:

- Học sinh đọc trơn cả bài thơ. Chú ý:

- Phát âm đúng các từ ngữ: buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu.

- Biết nghỉ hơi đúng sau dấu chấm hỏi.

- Ôn các vần ưu, ươu; tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ưu, ươu.

- Hiểu từ ngữ trong bài. Hiểu được nội dung bài: Bài thơ kể chuyện mèo con lười học, kiếm cớ nghỉ ở nhà. Cừu doạ cắt đuôi làm mèo sợ không dám nghỉ nữa.

- HTL bài thơ.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

- Bộ chữ của GV và học sinh.

III. Các hoạt động dạy học:

1. KTBC: Hỏi bài trước.

Gọi 2 học sinh đọc bài: “Chuyện ở lớp” và trả lời câu hỏi 1 và 2 trong SGK.

Gọi 2 học sinh viết trên bảng lớp, lớp viết bảng con: vuốt tóc, đứng dậy.

GV nhận xét chung.

2. Bài mới:

v GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.

Hướng dẫn học sinh luyện đọc:

Đọc mẫu bài thơ lần 1 (giọng hồn nhiên, nghịch ngợm. Giọng mèo chậm chạp, vờ mệt mỏi, kiếm cớ đuôi ốm để trốn học. Giọng Cừu to, nhanh nhẹn, láu táu. Giọng mèo hốt hoảng sợ bị cắt đuôi). Tóm tắt nội dung bài.

Đọc mẫu lần 2 (chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1.

Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:

Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu.

Buồn bực: (uôn ¹ uông), cái đuôi: (uôi ¹ ui), cừu: (ưu ¹ ươu)

Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.

Các em hiểu thế nào là buồn bực?

Kiếm cớ nghĩa là gì?

Be toáng là kêu như thế nào?

Luyện đọc câu:

Gọi em đầu bàn đọc câu thứ nhất (dòng thứ nhất). Các em sau tự đứng dậy đọc câu nối tiếp.

+ Luyện đọc đoạn và cả bài thơ:

Đọc nối tiếp từng khổ thơ.

Đọc theo vai: 1 em đọc dẫn chuyện, 1 em vai Cừu, 1 em vai Mèo.

Thi đọc cả bài thơ.

Giáo viên đọc diễn cảm lại bài thơ.

Đọc đồng thanh cả bài.

Luyện tập:

Ôn vần ưu, ươu.

Giáo viên yêu cầu Bài tập 1:

Tìm tiếng trong bài có vần ưu?

Bài tập 2:

Tìm tiếng ngoài bài có vần ưu, ươu?

Bài tập 3: Nói câu chứa tiếng có vần ưu hoặc ươu?

Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.

3. Củng cố tiết 1:

Tiết 2

4. Tìm hiểu bài và luyện nói:

Hỏi bài mới học.

Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:

1. Mèo kiếm cớ gì để trốn học?

2. Cừu nói gì khiến Mèo vội xin đi học ngay?

Nhận xét học sinh trả lời.

Giáo viên đọc lại bài thơ và gọi 2 học sinh đọc lại.

HTL cả bài thơ: Tổ chức cho các em thi đọc HTL theo bàn, nhóm ….

Thực hành luyện nói:

Chủ đề: Hỏi nhau: Vì sao bạn thích đi học

Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và nêu các câu hỏi gợi ý để học sinh nói về những lý do mà thích đi học.

Nhận xét luyện nói và uốn nắn, sửa sai.

5. Củng cố:

Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.

Các em có nên bắt chước bạn Mèo không? Vì sao?

6. Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần để thuộc lòng bài thơ, xem bài mới.

Học sinh nêu tên bài trước.

2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:

2 học sinh viết bảng lớp, lớp viết bảng con: vuốt tóc, đứng dậy.

Nhắc tựa.

Lắng nghe.

Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.

Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.

Vài em đọc các từ trên bảng.

Buồn bực: Buồn và khó chịu.

Kiếm cớ: Kiếm lí do để trốn học.

Be toáng: Kêu lên ầm ĩ.

Học sinh nhắc lại.

Đọc nối tiếp theo yêu cầu giáo viên.

Đọc nối tiếp 2 em, đọc cả bài thơ.

Mỗi nhóm cử đại diện 1 học sinh đóng vai và đọc theo phân vai.

Các nhóm thực hiện đọc theo phân vai.

2 em thuộc 2 dãy đại diện thi đọc bài thơ.

2 em, lớp đồng thanh.

Nghỉ giữa tiết

Cừu.

Các nhóm thi tìm tiếng và ghi vào bảng con, thi đua giữa các nhóm.

Ưu: Cửu Long, cưu mang, cứu nạn, …

Ươu: Bướu cổ, sừng hươu, bươu đầu, …

2 học sinh đọc câu mẫu trong bài:

Cây lựu vừa bói quả.

Đàn hươu uống nước suối.

Các em thi đặt câu nhanh, mỗi học sinh tự nghĩ ra 1 câu và nêu cho cả lớp cùng nghe.

2 em đọc lại bài thơ.

Mèo kêu đuôi ốm xin nghỉ học.

Cừu nói: Muốn nghỉ học thì phải cắt đuôi, Mèo vội xin đi học ngay.

Học sinh lắng nghe và đọc lại bài thơ.

Học sinh tự nhẩm và đọc thi giữa các nhóm.

Học sinh luyện nói theo gợi ý của giáo viên. Ví dụ:

Hỏi: Trong tranh 2, vì sao bạn Hà thích đi học?

Trả: Vì ở trường được học hát.

Hỏi: Vì sao bạn thích đi học?

Trả: Tôi thích đi học vì ở trường có nhiều bạn. Còn bạn vì sao thích đi học?

Trả: Mỗi ngày được học một bài mới nên tôi thích đi học.

Nhiều học sinh khác luyện nói.

Học sinh nêu tên bài và đọc lại bài 2 em.

Chúng em không nên bắt chước bạn Mèo Vì bạn ấy muốn trốn học.

Thực hành ở nhà.

Còn tiếp

Giáo án lớp 1 môn Tiếng Việt là tài liệu hữu ích để phục vụ cho việc giảng dạy, được soạn thảo chi tiết, sinh động và dễ hiểu. Ngoài những bài soạn trên, các thầy cô có thể tham khảo thêm: Lý thuyết Tiếng Việt 1 để hiểu rõ sâu hơn về môn Tiếng Việt lớp 1.

Trên đây Tìm Đáp Án đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giáo án tiếng Việt 1: Tuần 29. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TimDapAnxin giới thiệu thêm tới các bạn học sinh tài liệu về Học vần lớp 1 và Giải bài tập Toán lớp 1 mà TimDapAntổng hợp và đăng tải cùng các chuyên mục lớp 1 khác quan trọng như: Toán lớp 1, Tiếng Việt lớp 1, Tiếng Anh lớp 1, Đề kiểm tra cuối tuần Toán 1, Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 1, Bài tập cuối tuần lớp 1, Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 1,....


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!